Chính phủ Trung Quốc đã nhắc nhở đội ngũ cán bộ trên khắp đất nước cắt giảm "chi tiêu lãng phí” cho du lịch, thực phẩm và không gian văn phòng.
Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) tại Bắc Kinh tháng 12/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Bloomberg (Mỹ) ngày 19/5 đưa tin, thông báo do chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản ban hành cũng đề cập đến kinh phí cho tiệc chiêu đãi, rượu và thuốc lá.
Hãng thông tấn Xinhua (Trung Quốc) ngày 18/5 đưa tin rằng thông báo này đề cao cần cù và tiết kiệm, phản đối lối sống xa hoa và lãng phí đồng thời nêu bật "lãng phí là điều đáng xấu hổ, tiết kiệm là vinh quang".
Vào cuối năm 2023, Trung Quốc đã yêu cầu các quan chức "làm quen với việc thắt lưng buộc bụng", điều này góp phần củng cố chiến dịch của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm kiềm chế nạn tham nhũng và hành vi phô trương sự giàu có.
Vào năm 2024, Bắc Kinh đã khởi động nỗ lực lớn nhất trong nhiều năm qua để giải quyết rủi ro từ nợ của chính quyền địa phương. Một động thái nhằm giảm rủi ro vỡ nợ và tạo dư địa cho chính quyền địa phương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vào tháng 2 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC - ngân hàng trung ương) cho biết cơ quan này sẽ thực hiện chính sách tiền tệ "nới lỏng vừa phải", theo đó sẽ sử dụng toàn diện các công cụ chính sách tiền tệ, điều chỉnh tối ưu cường độ, nhịp độ chính sách phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính trong nước, quốc tế và vận hành thị trường tài chính, duy trì thanh khoản dồi dào, bảo đảm quy mô tài chính xã hội và tăng trưởng phù hợp với mục tiêu về tăng trưởng kinh tế.
Theo VTV.VN
Theo Tổng thống Vladimir Putin, đoàn đàm phán Liên bang Nga sẽ do ông Vladimir Medinsky dẫn đầu, không phải Ngoại trưởng Seigey Lavrov như truyền thông nước ngoài trước đó đưa tin.
Tại phiên họp lần thứ 247/248 của Ủy ban kỹ thuật thường trực (PTC) thuộc Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) vừa kết thúc tại Brussels (Bỉ), Việt Nam đã tiếp tục được các thành viên WCO tín nhiệm tái cử giữ cương vị Chủ tịch PTC nhiệm kỳ 2025-2026.
Dù cùng lên tiếng vì Ukraine, Pháp và Anh vẫn đối đầu ngấm ngầm trong các cuộc đàm phán chiến lược hậu Brexit.
Ngày 12/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, dù các vòng đàm phán vẫn đang diễn ra giữa hai bên về vấn đề nhạy cảm này.
Giáo sư Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học danh tiếng người Mỹ và giảng viên tại Đại học Columbia, nhận định giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine có thể đạt được với sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Mỹ bất ngờ thúc ép Ukraine đàm phán, còn Tổng thống Erdogan tuyên bố "bước ngoặt lịch sử" đang tới gần. Tình hình xung đột Nga - Ukraine chuyển biến chóng mặt giữa các toan tính ngoại giao hậu trường.