Ngày 5-11, châu Âu tiếp tục là khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất thế giới. Trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng, nhiều nước áp đặt thêm biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất. Còn Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo nguy cơ bùng nổ ca nhiễm cùng tỷ lệ tử vong có thể tăng mạnh.


Chuyển bệnh nhân bằng máy bay, ngày 4-11, từ thành phố Avignon ở vùng đông nam Provence tới khu vực ít bị ảnh hưởng. (Ảnh: Reuters)

Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, tính tới tối 5-11, châu Âu có gần 11,3 triệu ca nhiễm và hơn 282 nghìn ca tử vong. Năm nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Anh và Italy.

Tại Pháp, Bộ trưởng Y tế Olivier Véran cho biết, làn sóng thứ 2 của dịch bệnh Covid-19 đã tràn tới khắp nơi ở Pháp và tình hình hiện rất nghiêm trọng. Thông báo này được đưa ra vào lúc Pháp ghi nhận thêm 58.046 ca nhiễm, kỷ lục mới trong một ngày ở nước này và khu vực.

Trong cuộc họp báo, tối 5-11, về tình hình dịch bệnh, Bộ trưởng Olivier Véran cho rằng hiệu ứng của lệnh phong tỏa từ ngày 30-10 chưa rõ rệt vì số ca nhiễm mới hằng ngày còn ở mức rất cao. Hơn nữa, các biện pháp hạn chế hiện nay không nghiêm ngặt như hồi đầu năm.

Theo ông Olivier Véran, làn sóng thứ hai "rất dữ dội" và đang gây sức ép rất lớn đối với các bệnh viện. Trong vòng 24 giờ qua, có hơn 3.000 người phải nhập viện, trong đó có 447 trường hợp phải vào khu chăm sóc đặc biệt. Hiện đã có 4.230 ca bệnh nặng và 85% giường hồi sức cấp cứu đã kín chỗ nếu tính cả các bệnh nhân nặng với bệnh lý khác. Điều đáng lo ngại là có tới 90% trường hợp dương tính với Covid-19 không có triệu chứng rõ rệt hoặc chỉ bị ốm nhẹ.

Trước tình hình cấp bách như vậy, Bộ trưởng Y tế Pháp cảnh báo nguy cơ có tới 9.000 ca hồi sức cấp cứu vào giữa tháng 11 nếu không tăng cường biện pháp hạn chế sự lây lan. Trong khi đó, cả nước mới chỉ có 5.800 giường cho ca bệnh nặng, tăng 700 so hồi đầu năm. Chính phủ đang nỗ lực tăng lên 7.700 giường vào giữa tháng 11. Hiện đã có 12.000 nhân viên y tế tình nguyện làm việc tại các bệnh viện và nhà dưỡng lão cùng với khả năng huy động thêm gần 8.000 sinh viên điều dưỡng.

Ngày 5-11, chính quyền Thủ đô Paris, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch thứ 2, đã ra lệnh cấm giao và mua đồ ăn mang đi từ 22 giờ tới 6 giờ sáng hôm sau. Việc bán rượu cũng như uống rượu trên đường phố cũng bị cấm. Quyết định này được đưa ra sau khi cảnh sát ghi nhận tình trạng tụ tập rất nhiều vào ban đêm.

Bệnh dịch lây lan khắp nước và số khu vực có nguy quá tải nhiều hơn đợt dịch trước. Kể từ giữa tháng 10, đã có 60 đợt chuyển bệnh nhân từ vùng bị ảnh hưởng nặng nề tới khu vực ít bệnh nhân. Chỉ riêng ở vùng Auvergne-Rhône-Alpes ở phía đông nam thuộc miền trung, 43 đợt sơ tán bệnh nhân đã được thực hiện và tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở đây đã lên tới 866 trường hợp/100 nghìn dân. Số người nhập viện tăng liên tục, lên tới gần 5.900 gồm 717 ca nặng trong khi đó chỉ có gần 1.000 giường hồi sức cấp cứu.

Bùng nổ ca nhiễm Covid-19, châu Âu tăng cường biện pháp hạn chế -0
 Đường phố ở Paris vắng vẻ những ngày phong tỏa.       

Tại Tây Ban Nha, hầu hết các vùng đã áp đặt lệnh phong tỏa, cấm người dân di chuyển tới các khu vực khác. Dù vậy số ca nhiễm hằng ngày vẫn liên tục ở mức rất cao, tới gần 22 nghìn vào ngày 5-11. Các chuyên gia y tế cảnh báo tình hình có thể rất nghiêm trọng trong những ngày tới, do đó phải áp đặt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất. Nếu dịch vẫn lây lan mạnh và số người nhập viện tăng cao, Tây Ban Nha có thể phải đưa ra lệnh phong tỏa.

Tại Anh, lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5-11 và kéo dài trong một tháng. Trường học vẫn được mở cửa cùng quán cà-phê và nhà hàng, bán đồ ăn uống mang đi.  

Tại Đan Mạch, ngày 5-11, Thủ tướng Mette Frederiksen thông báo các biện pháp hạn chế đặc biệt đối với hơn 280 nghìn dân ở phía bắc sau khi phát hiện một biến thể của virus corona lây lan sang 12 người tại các trang trại nuôi chồn. Trước đó một ngày, chính quyền Đan Mạch đã quyết định tiêu hủy hơn 15 triệu con chồn nuôi để ngăn chặn sự lây lan ngày càng rộng và để đề phòng nguy cơ kém hiệu quả của vắc-xin ngừa Covid-19.

Dịch Covid-19 hiện đang lây lan ngày càng dữ dội ở những nước ít bị ảnh hưởng trong đợt dịch đầu năm như Séc, Thụy Điển hay Ba Lan với số ca nhiễm mới cao hơn từ 2 lần trở lên.

Trước diễn biến phức tạp như vậy, WHO kêu gọi các nước triển khai các biện pháp ứng phó "quyết liệt và tương xứng" nhằm chặn đà lây lan và hạn chế tỷ lệ tử vong.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục