Nhà khoa học hỗ trợ phát triển vaccine COVID-19 của Đại học Oxford (Anh) cảnh báo biến thể của virus SARS-CoV-2 ở Nam Phi có thể vô hiệu hóa các loại vaccine.


Vaccine COVID-19 có thể không có hiệu quả với biến thể ở Nam Phi.

Theo Dailymail, Giáo sư y khoa John Bell tại Đại học Oxford đã cảnh báo như trên và nhấn mạnh biến thể ở Nam Phi đáng lo ngại hơn biến thể được phát hiện ở Kent (Anh).

Theo ông, các loại vaccine có hiệu quả trong chống lại biến thể VUI-202012/01 đang lây lan mạnh khắp Vương quốc Anh. Tuy nhiên, biến thế 501.V2 ở Nam Phi (cũng có mặt ở hai địa điểm tại Vương quốc Anh) thực sự đã biến đổi đáng kể về cấu trúc protein.

Vaccine COVID-19 bảo vệ người tiêm trước căn bệnh bằng cách "dạy” hệ miễn dịch cách chống lại virus. Vaccine tạo ra kháng thể (các protetin chống dịch bệnh) và được lưu trong cơ thể để giúp con người chống lại loại virus gây bệnh đó sau này. Nhưng nếu kháng thể không thể nhận diện protein vì chúng đã biến đổi thì cơ thể lại phải đối mặt với virus lần thứ hai và bị nhiễm lần thứ hai.

Tại Nam Phi, trên 300 trường hợp nhiễm biến thể 501.V2 đã được ghi nhận. Có 3 trường hợp của biến thể này đã được xác nhận ở châu Âu gồm 2 ở Vương quốc Anh và 1 ở Phần Lan, đều liên quan đến những người trở về từ Nam Phi.

Một số quốc gia đã cấm du khách từ Nam Phi như Anh, Đức, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, Anh lần đầu tiên báo động về biến thể VUI-202012/01 hồi tháng 12/2020 sau khi số ca mắc liên quan tới biến thể này bùng nổ.

Các nhà virus học hàng đầu ở Mỹ đã thừa nhận biến thể này có thể đã xuất hiện ở Mỹ và không bị phát hiện trong thời gian qua.

Australia, Italy, Iceland, Tây Ban Nha và Hà Lan là một số nước đã ghi nhận các ca mắc biến thể VUI-202012/01. Các biến thể khác với gien gần tương tự đã có mặt ở Nam Phi (501.V2) và Nigeria (P681H).

Theo một nghiên cứu mới do Cơ quan Y tế Cộng đồng England thực hiện, biến thể VUI-202012/01 không gây các triệu chứng bệnh COVID-19 nặng hơn so với các biến thể khác, mặc dù có khả năng lây lan nhanh hơn.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia đã so sánh 1.769 bệnh nhân COVID-19 nhiễm VUI-202012/01 và 1.769 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 thể thường. Hai nhóm được lựa chọn có tương đồng về độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống và thời gian xét nghiệm.

Dựa trên các kết quả sơ bộ, các tác giả kết luận không có khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm về số ca nhập viện và số ca tử vong trong khoảng thời gian 28 ngày mắc bệnh. Giữa hai nhóm cũng không có khác biệt đáng kể trong nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các ca bệnh nhiễm biến thể VUI-202012/01 có tỷ lệ các ca bệnh lây thứ phát cao hơn.

Trong khi đó, cũng có những ý kiến lo ngại rằng do có khả năng lây lan nhanh hơn so với SARS-CoV-2 bản gốc, biến thể mới có thể gây quá tải cho các bệnh viện, dẫn đến nguy cơ làm tăng số ca tử vong.

Thông báo ngày 29/12 của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết, mặc dù không có thông tin cho thấy những biến thể mới gây nguy cơ bệnh nghiêm trọng hơn, nhưng khả năng lây lan cao hơn có thể dẫn tới số ca nhập viện và tử vong tăng lên. Điều này đặc biệt đúng đối với những người thuộc các nhóm cao tuổi hoặc có bệnh nền. Báo cáo đề cập cụ thể đến 2 biến thể mới được phát hiện ở Anh và ở Nam Phi (501.V2), cả hai đều cho thấy khả năng lây lan nhanh.

Đã có hàng nghìn ca mắc biến thể VUI-202012/01 đã được ghi nhận ở Vương quốc Anh cùng hàng chục quốc gia EU và trên thế giới.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục