EU lấy làm tiếc về những mức thuế mới của Mỹ đối với các sản phẩm của Pháp và Đức, đồng thời nêu rõ sẽ tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến thương mại với chính quyền của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden.


Rượu vang được trưng bày tại Chateau Lafaurie-Peyraguey ở Bommes, miền Tây Nam Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/1 đã lấy làm tiếc về những mức thuế mới của Mỹ đối với các sản phẩm của Pháp và Đức, đồng thời nêu rõ khối này sẽ tìm kiếm một thỏa thuận đình chiến thương mại với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden.

Việc Mỹ áp thuế mới đối với sản phẩm của Đức và Pháp là những động thái mới nhất trong cuộc chiến kéo dài suốt 16 năm qua về trợ cấp dành cho các nhà sản xuất máy bay Airbus và Boeing, vốn trở nên đặc biệt khốc liệt dưới thời của Tổng thống Donald Trump.

Các nhà xuất khẩu của Pháp bị tăng thuế đối với sản phẩm rượu vang và cognac, trong khi Đức cũng phải "gánh" mức thuế mới đối với các linh kiện máy bay.

Tuyên bố của Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành EU giải quyết các vấn đề liên quan thuế quan của 27 nước thành viên EU - nhấn mạnh: "Như chúng tôi đã làm rõ trước đó, chúng tôi lấy làm tiếc về việc Mỹ chọn đưa thêm các sản phẩm của EU vào danh sách đáp trả của họ."

Theo tuyên bố, EU mong muốn được thảo luận trên tinh thần xây dựng với chính quyền mới của Mỹ để giải quyết tranh cãi kéo dài này, như một phần của chương trình nghị sự mới xuyên Đại Tây Dương.

Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Chính phủ Mỹ thông báo bắt đầu áp mức thuế mới đối với phụ tùng máy bay và các sản phẩm khác của Pháp và Đức từ ngày 12/1, sau khi Mỹ và EU không thể giải quyết tranh chấp 16 năm qua về trợ cấp sản xuất máy bay.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng cho biết sẽ áp thuế bổ sung 15% đối với các linh kiện máy bay, bao gồm cả thân máy bay và cụm cánh, và 25% thuế đối với một số loại rượu.

Trong một diễn biến liên quan, Chính phủ Pháp ngày 12/1 đã hối thúc EC nhanh chóng hồi đáp đề nghị của Paris về việc đền bù cho các nhà sản xuất rượu của Pháp chịu thuế thương mại của Mỹ sau khi Washington tăng thuế đối với mặt hàng này.

Số lượng các lô hàng rượu vang Pháp đến Mỹ đã giảm đáng kể vào năm ngoái, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đánh thuế 25% đối với mặt hàng này.

Động thái ban đầu đó khiến Pháp kêu gọi EC lập một quỹ đền bù. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 12/1 cho biết Pháp vẫn chưa nhận được hồi đáp từ phía EC.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Le Maire nêu rõ: "Tôi lấy làm tiếc về sự chậm chạp của EC trong việc hồi đáp đề nghị của chúng tôi về quỹ đền bù. Ngành (sản xuất rượu) đang bị ảnh hưởng nặng nề và cần sự hỗ trợ của châu Âu... Tôi muốn EC nhanh chóng phản hồi đề xuất của chúng tôi về một quỹ đền bù."

Theo ông Le Maire, việc giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ sẽ là ưu tiên khi ông gặp chính quyền mới của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Theo Liên đoàn các nhà xuất khẩu rượu vang của Pháp, các mức thuế bổ sung của Mỹ sẽ khiến ngành này thiệt hại hơn 1 tỷ euro (tương đương 1,21 tỷ USD)./.

Theo TTXVN

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục