Lần đầu tiên tại Đức, nhà chức trách phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Nam Phi.

Các thành viên trong một gia đình ở thành phố Bottrop, bang Nordrhein-Westfalen, đã nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 sau khi một người trong gia đình tới Nam Phi trước dịp Giáng sinh.


Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Aachen, tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, người đàn ông, vì lý do công việc đã tới Nam Phi và trở về Đức ngày 15/12/2020. Khi về tới sân bay, người này đã được xét nghiệm sàng lọc và có kết quả âm tính. Tuy nhiên, không lâu sau đó, người này có những biểu hiện điển hình của người mắc bệnh COVID-19 và đã đi xét nghiệm lần hai, với kết quả dương tính. Tuy thực hiện tự cách ly tại nhà, nhưng người này vẫn lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.

Hiện người đàn ông đã khỏe trở lại trong khi sức khỏe các thành viên khác trong gia đình cũng tiến triển tốt. Tất cả hiện vẫn thực hiện cách ly tại nhà riêng. Những người đã tiếp xúc với các thành viên trong gia đình cũng đã được thông báo. Do nghi người này nhiễm biến thể virus từ Nam Phi, giới chức y tế thành phố Bottrop đã lấy mẫu xét nghiệm để gửi lên bệnh viện Charité ở Berlin và kết quả xác nhận người này đã nhiễm biến thể virus từ Nam Phi.

Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), không có dấu hiệu cho thấy biến thể phát hiện ở Nam Phi khiến bệnh nặng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của vaccine, nhưng đã được chứng minh là biến thể có tốc độ lây nhiễm cao hơn virus gốc. Chính phủ liên bang Đức thông báo sẽ bơm 200 triệu euro để hỗ trợ các phòng xét nghiệm nâng cao năng lực trong việc truy tìm biến thể mới phát hiện ở Anh và Nam Phi trong thời gian tới.

Trong 24 giờ qua, các cơ sở y tế Đức ghi nhận có thêm 11.000 ca nhiễm mới và gần 500 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch lên 1,93 triệu ca và 41.281 ca tử vong. Trong ngày có 6 bang ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm mới, gồm Bayern (2.324 ca), Nordrhein-Westfalen (1.796 ca), Sachsen (1.049 ca), Berlin (1.036 ca), Sachsen-Anhalt (1.022 ca) và Baden-Württemberg (1.020 ca). Trong ngày 11/1, lần đầu tiên kể từ đầu dịch, cả ba đèn báo tình trạng dịch bệnh COVID-19 ở thủ đô Berlin đã chuyển sang màu đỏ, theo đó cả chỉ dịch bệnh trong 7 ngày, chỉ số lây nhiễm và chỉ số giường bệnh còn trống đều ở mức báo động. Dự kiến, chính quyền Berlin sẽ họp để siết chặt các biện pháp hạn chế, trong đó có lệnh cấm đi ra khỏi nơi ở ngoài bán kính 15 km.

Cùng ngày 11/1, Bộ Y tế Đức xác nhận lô hàng đầu tiên gồm 60.000 liều vaccine Moderna (Mỹ) đã được chuyển tới Đức. Hiện chưa rõ số vaccine này sẽ được phân phối như thế nào tới các bang ở Đức. Trong khi đó, công ty BioNTech của Đức cũng thông báo kế hoạch tăng cường sản xuất vaccine trong năm 2021. Cụ thể, BioNTech sẽ tiếp tục hợp tác với công ty Mỹ Pfizer để sản xuất tới 2 tỷ liều vaccine trong năm nay, cao hơn nhiều so với con số 1,3 tỷ liều được biết cho tới nay.


Theo TTXVN

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục