Ngày 23/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo hàng triệu người ở Yemen, Nam Sudan và miền Bắc Nigeria vốn là những vùng xảy ra xung đột, có nguy cơ xảy ra nạn đói trong những tháng tới, hoặc đã đối mặt với nạn đói.


Trẻ em tại một trại tị nạn ở Marib, Yemen ngày 18/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo chung, hai cơ quan trên của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng đang diễn ra, các hoạt động nhân đạo bị hạn chế tiếp cận, xung đột, các đòn giáng về kinh tế và những cú sốc về khí hậu đồng nghĩa với việc cần triển khai khẩn cấp các hoạt động nhân đạo quy mô nhằm ngăn chặn xảy ra nạn đói hoặc chết đói ở những khu vực này. 3 khu vực này nằm trong số 20 "điểm nóng khó thoát khỏi nạn đói" mà WFP và FAO nêu ra, nơi tình hình mất an ninh lương thực trầm trọng hiện nay có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 7 tới. 

Trong số những nước này, Afghanistan, Burkina Faso, CH Trung Phi, CHDC Congo, Ethiopia, Haiti, Honduras, Nigeria, Sudan, Nam Sudan, Syria, Yemen và Zimbabwe là những nước đặc biệt rủi ro trong bối cảnh một bộ phận dân số của những nước này đã không có đủ lương thực để dùng và tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Báo cáo nêu rõ: "Trong tình hình mong manh như vậy, bất kỳ cú sốc nào có thể đẩy một số lượng lớn người vào cảnh cơ cực và thậm chí là chết đói". 

WFP và FAO cho biết tại Nam Sudan, nhiều vùng ở bang Jonglei đang xảy ra nạn đói, do vậy cần phải hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn nạn đói có thể lây lan. Nhìn chung tại Nam Sudan, ước tính có khoảng 7,2 triệu người sẽ bị khủng hoảng lương thực, với tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hay chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về lương thực, trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 tới. Khoảng 2,4 triệu người được phân loại nằm trong tình hình "khẩn cấp", với 108.000 người được xếp vào nhóm "thảm họa/nạn đói". 

Ngoài ra, hai cơ quan trên của LHQ cho rằng cũng cần hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình cảnh cơ cực ở nhiều vùng ở Yemen, với số người đang trong nạn đói hoặc gần nạn đói ước tính tăng gấp 3 lần từ 16.000 người từ tháng 10 - 12/2020 lên tới hơn 47.000 người trong tháng 6 này. Số người đang đối mặt với mất an ninh lương thực ở Yemen sẽ tăng thêm 3 triệu người, lên thành 16,2 triệu người, với 5 triệu người đang trong tình hình khẩn cấp.

Trong khi đó, tại các vùng diễn ra xung đột ở miền Bắc Nigeria, số người đang đối mặt với tình hình khẩn cấp có thể sẽ tăng gấp đôi lên tới trên 1,2 triệu người vào tháng 8/2021 so với tháng 8/2020. Báo cáo nêu rõ: Trong vòng 6 tháng tới, miền Bắc Nigeria dự báo sẽ đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng nghiêm trọng do xung đột, và những yếu tố kinh tế và tình hình trở nên trầm trọng hơn do tác động của làn sóng dịch COVID-19 thứ hai.


Theo TTXVN

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục