Trong bối cảnh biến thể Delta gây Covid-19 lây lan mạnh, đe dọa nghiêm trọng nỗ lực khống chế đại dịch trên toàn cầu, nhiều nước tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế.

 


Người dân chờ xét nghiệm Covid-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS

Tại Hàn Quốc, sáng 12/7, khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận bắt đầu thực hiện các quy định giãn cách xã hội ở mức cao nhất. Các quy định mới sẽ được thực hiện trong hai tuần. Tại Nhật Bản, thủ đô Tokyo được đặt trong tình trạng khẩn cấp lần thứ tư. Thái Lan cũng áp đặt các biện pháp phòng dịch được cho là nghiêm ngặt nhất trong hơn một năm qua. Cụ thể, nhà chức trách lập 145 chốt kiểm dịch ở 10 tỉnh có nguy cơ cao lây lan dịch, hạn chế hoạt động di chuyển không thiết yếu của người dân.

Cùng việc siết chặt các biện pháp hạn chế, các nước cũng thúc đẩy hợp tác, chung tay chia sẻ khó khăn để đẩy lùi dịch bệnh. Tàu của Lực lượng hải quân Singapore đã tới Indonesia, mang theo 40 tấn ô-xi lỏng, 500 bình ô-xi và 570 thiết bị tạo ô-xi để hỗ trợ chống dịch tại "quốc gia vạn đảo”. Trong khi đó, tờ Economic Times (Ấn Độ) cho biết, Ấn Độ và Nga đã đồng ý phối hợp để tiến tới công nhận vắc-xin ngừa Covid-19 của nhau. Điều này được đánh giá sẽ giúp hoạt động đi lại giữa hai nước thuận lợi hơn và có thể trở thành sáng kiến kiểu mẫu về hợp tác ứng phó đại dịch. 

Sự bùng phát mạnh của biến thể Delta khiến làn sóng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực, nhất là ở châu Á. Ngày 12/7, Bộ Y tế Lào thông báo, số ca mắc mới trong 24 giờ đã ở mức 3 con số, với 106 ca. Trước đó, Malaysia ghi nhận 9.105 ca mắc mới, mức cao thứ 2 kể từ khi dịch bùng phát và đánh dấu ngày thứ 3 liên tiếp có số người bệnh vượt 9.000 ca. Australia thông báo, bang New South Wales có thêm 112 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng và đây là số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất kể từ đầu năm nay...

                                                                       Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục