Ngày 27/8, truyền thông Pakistan đưa tin các lực lượng an ninh nước này đã nổ súng vào đám đông những người Afghanistan đang cố tình vượt biên trái phép tại một cửa khẩu biên giới.


Lực lượng vũ trang Pakistan tại cửa khẩu biên giới ở Bắc Waziristan. Ảnh: Geo TV

Theo kênh RT, vụ việc xảy ra tại cửa khẩu biên giới Tokham nằm giữa Afghanistan và  Pakistan, trong bối cảnh rất nhiều người Afghanistan đã tháo chạy khỏi đất nước kể từ khi phong trào Hồi giáo Taliban lên cầm quyền.

Tin cho hay binh sĩ Pakistan đã nổ súng sau khi 10 người Afghanistan vượt qua biên giới bằng một lối mòn mở gần cửa khẩu trên.

Trong khi đó, kênh truyền hình Geo TV dẫn thông báo của Lực lượng quan hệ công chúng liên dịch vụ (ISPR), trực thuộc các lực lượng vũ trang Pakistan, cho biết một phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt khi đang tìm cách xâm nhập qua biên giới.

Lực lượng an ninh Pakistan đã nổ súng đáp trả sau khi chốt quân sự của nước này ở khu vực Hạ Dir bị tấn công đêm 26/8. Tuyên bố của ISPR có đoạn: "Các phần tử khủng bố từ bên Afghanistan đã vượt qua đường biên giới quốc tế, nổ súng vào một chốt quân sự ở khu vực Hạ Dir. Các binh sĩ của chúng tôi đã nổ súng đáp trả”.     

ISPR cho biết thêm thông tin tình báo cho hay một phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt và 2-3 tên khác bị thương.

Kể từ khi Taliban lật đổ chính phủ thân phương Tây tại Kabul, hàng chục nghìn người Afghanistan đang tìm cách rời bỏ đất nước, gây ra cảnh hỗn loạn tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô và một số cửa khẩu biên giới trên bộ.

Hãng tin Sputnik (Nga) ngày 24/8 đưa tin Taliban đã chặn đường đến sân bay Kabul đối với công dân Afghanistan. Người phát ngôn Mujahid trong buổi họp báo mới nhất đã đề nghị Mỹ không khuyến khích người dân Afghanistan rời đất nước vì "chúng tôi cần đến chuyên môn của họ". Ông Mujahid nhấn mạnh rằng Taliban không còn cho phép công dân Afghanistan đến sân bay Kabul và kêu gọi đám đông ở sân bay về nhà.

Taliban cũng nhấn mạnh hoạt động sơ tán công dân nước ngoài khỏi thủ đô Kabul của Afghanistan phải được hoàn tất trước cuối tháng này. Phong trào này cũng kêu gọi người dân Afghanistan ở lại tham gia tái thiết đất nước, cùng với lời cam kết đảm bảo an ninh, bóng gió việc phụ nữ có thể đi làm một khi an ninh được lập lại.

Taliban khẳng định kỷ nguyên mới của Afghanistan dưới sự lãnh đạo của phong trào này sẽ ôn hòa hơn, cam kết sẽ tôn trọng các quyền của phụ nữ phù hợp với luật Hồi giáo, trẻ em được tự do tới trường và "ân xá” cho tất cả kẻ thù, trong đó có các quan chức chính quyền cũ được phương Tây hậu thuẫn; các nhà thầu, phiên dịch viên làm việc cho các lực lượng quốc tế sẽ không bị truy cứu trách nhiệm. Taliban đồng thời kêu gọi tất cả các quan chức chính phủ trở lại làm việc bình thường.

Tuy nhiên, hai tuần sau khi Taliban tiến vào Kabul, hàng chục nghìn người Afghanistan đã rời đất nước, sân bay ở Kabul luôn đặc kín những người Afghanistan và công dân nước ngoài chờ sơ tán.

Trong bối cảnh ấy, ngày 26/8, nhóm khủng bố ISIS-K, một nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã tiến hành hai vụ đánh bom liên hoàn kinh hoàng ngay bên ngoài sân bay Kabul. Theo Reuters, tới chiều 27/8, giới chức Afghanistan xác nhận đã có ít nhất 110 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong vụ đánh bom liều chết đẫm máu này.

Nhằm ngăn chặn nguy cơ tái diễn các vụ tấn công, một quan chức Taliban cho biết các lực lượng bảo vệ của lực lượng này đang dựng tháp canh xung quanh toàn bộ sân bay. Trước đó, Mỹ xác nhận có ít nhất 13 binh sĩ của nước này thiệt mạng trong các vụ tấn công nói trên. Ngoài ra, trong số những nạn nhân còn có 28 thành viên Taliban.

Tướng Frank McKenzie, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ (CENCOMT), cho biết binh sĩ nước này đang cảnh giác cao độ, sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công khác, có thể là tấn công bằng rocket hoặc đánh bom xe liều chết nhằm vào sân bay Hamid Karzai. Hiện các lực lượng Mỹ đang chạy đua với thời gian để hoàn thành kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 31/8.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục