Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến nghị các trường học ở châu Á và châu Âu đưa giáo viên, nhân viên nhà trường vào nhóm ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Đây được coi là "chìa khóa” để các trường học có thể mở cửa trở lại khi tại nhiều quốc gia đang trong mùa tựu trường.



Học sinh tiểu học ở Indonesia tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Ảnh Reuters

WHO và UNICEF đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho giáo viên và nhân viên như một phần của biện pháp duy trì mở cửa các trường học trong suốt đại dịch. Cả hai tổ chức quốc tế này đều khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các lớp học trực tiếp trong bối cảnh các trường học sẽ được mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ hè và biến thể Delta đang lây lan mạnh.

Theo Giám đốc WHO khu vực châu Âu, ông Hans Kluge, đây là điều quan trọng đối với giáo dục trẻ em, sức khỏe tâm thần cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ. WHO và UNICEF kêu gọi các nước triển khai tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.

Để bảo đảm môi trường học tập an toàn, các cơ quan Liên hợp quốc cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện trường học, trong đó cần thông gió tốt hơn, chia nhỏ lớp học, thực hiện giãn cách xã hội, cũng như xét nghiệm Covid-19 thường xuyên cho trẻ em và nhân viên nhà trường.

Tại châu Á, Thái Lan, quốc gia chịu tác động nặng nề của đại dịch đã lên kế hoạch để các trường học mở cửa trở lại an toàn. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã chỉ đạo Bộ Y tế nước này mua thêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 18 tuổi. Thái Lan dự kiến mua 140 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 các loại vào cuối năm nay.

Trong khi chật vật đối phó đại dịch Covid-19 hoành hành, Chính phủ Indonesia tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vắc-xin cho học sinh nhằm chuẩn bị triển khai kế hoạch học tập trực tiếp tại trường (PTM) có giới hạn. Indonesia đã cấp giấy phép tiêm chủng cho học sinh từ 12 đến 17 tuổi từ đầu tháng 7 và đang thúc đẩy chương trình này tại nhiều khu vực nhằm tăng cường công tác chuẩn bị cho việc triển khai PTM hạn chế.

Tại thủ đô Jakarta, tỷ lệ tiêm chủng cho học sinh đã đạt 93% mục tiêu. Tại các khu vực khác, hàng nghìn học sinh cũng đã bắt đầu được tiêm chủng tập trung. Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Indonesia là đưa học sinh quay lại học trực tiếp tại trường sau gần một năm rưỡi phải học trực tuyến do dịch Covid-19.

Tại châu Âu, Chính phủ Séc cũng vừa ban hành bộ quy tắc mới cho phép học sinh trở lại trường học. Theo đó, học sinh phải xét nghiệm nhanh Covid-19 ngay khi tới trường. Học sinh chưa thực hiện xét nghiệm cũng sẽ không được tham gia vào các hoạt động trong nhà và các hoạt động thể chất của nhà trường. Đội ngũ giáo viên, nhân viên tại các trường học cũng phải xét nghiệm.

Các trường học quan tâm nhiều hơn đến công tác vệ sinh và tiến hành khử khuẩn trang thiết bị, học cụ vài lần mỗi ngày. Chính phủ liên bang Đức chi 200 triệu euro hỗ trợ các bang ở nước này trang bị hệ thống lọc không khí cơ động trong trường học và nhà trẻ. Bộ Kinh tế Liên bang Đức cho rằng, cần phải có biện pháp tốt nhất bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi ở các trường học và nhà trẻ, những đối tượng chưa có vắc-xin phòng Covid-19.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục