Ngày 9/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố các khuyến nghị về những nhóm nên được tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 sau khi được tiêm phòng đầy đủ.


Ảnh minh họa

Theo đó, sau cuộc họp đánh giá về việc tiêm liều tăng cường, Ủy ban cố vấn vaccine của WHO (SAGE) cho rằng, những người mắc các vấn đề suy giảm miễn dịch hoặc đã được tiêm những loại vaccine bất hoạt nên được tiêm liều tăng cường.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 9/12, Chủ tịch SAGE Alejandro Cravioto cho biết, ngày càng có nhiều số liệu cho thấy hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 suy giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, hiệu quả bảo vệ của vaccine ở nhóm người cao tuổi đang giảm mạnh vì đây là nhóm được ưu tiên tiêm đầu tiên trong các chiến dịch tiêm phòng.

Giám đốc bộ phận về miễn dịch và vaccine của WHO Kate O'Brien cho biết, các loại vaccine COVID-19 cho hiệu quả bảo vệ rất tốt trong 6 tháng sau khi tiêm phòng đầy đủ và nếu có suy giảm thì cũng chỉ ở những mức không đáng kể. WHO cũng đề cập các loại vaccine bất hoạt như vaccine của Sinovac (Trung Quốc) và Bharat (Ấn Độ). Trong khi đó, vaccine phòng bệnh loại 1 liều duy nhất của Johnson & Johnson cũng vẫn có hiệu quả trước virus SARS-CoV-2 nhưng các thử nghiệm lâm sàng mà công ty thực hiện cho thấy việc tiêm 2 mũi vaccine này sẽ mang lại thêm lợi ích.

Thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã bắt đầu triển khai tiêm mũi tăng cường cho các nhóm cao tuổi và nhóm có bệnh nền. Tuy nhiên, những lo ngại về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang khiến một số quốc gia mở rộng nhóm được tiêm mũi tăng cường. Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng còn thấp ở các nước đang phát triển, từ nhiều tháng nay, WHO liên tục kêu gọi các nước cân nhắc để ưu tiên tiêm phủ mũi đầu cho càng nhiều người trên thế giới càng tốt thay vì triển khai tiêm mũi tăng cường ở những nước đã có tỷ lệ bao phủ cao.

Bên cạnh những thông tin về liều tăng cường, WHO cũng nêu những khó khăn mà cơ chế COVAX - nhằm phân bổ vaccine đồng đều đến các nước thu nhập thấp- gặp phải khi các nước giàu có quyên góp vaccine hạn sử dụng không đủ dài để đảm bảo quá trình phân phối hiệu quả hơn.

Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại rằng, nhiều nước châu Phi không thể triển khai tiêm vaccine kịp thời trước khi hết hạn sử dụng. Ngày 7/12, hãng tin Reuters (Anh) đưa tin, khoảng 1 triệu liều vaccine COVID-19 đã bị hết hạn mà chưa kịp sử dụng tại Nigeria hồi tháng trước. Bà Kate O'Brien cũng cho biết tỷ lệ vaccine bị hủy bỏ tại các nước nhỏ nhận vaccine qua cơ chế COVAX ít xảy ra hơn so với nhiều nước thu nhập cao.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục