Khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thế giới đã quay cuồng trong vòng xoáy khủng hoảng năng lượng.


Giếng lọc dầu ở gần sông Irtysh ở Omsk, Tây Nam Siberia, Nga.

Theo đài RT (Nga), trong bài phát biểu tại Hội nghị Độc lập Năng lượng ở Bercy hôm 9/3, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire nhận định: "Không quá lời khi nói rằng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể sánh ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973 cả về mức độ và tác động thiệt hại”. Ông cho biết thêm rằng kế hoạch hỗ trợ người dânsẽ chỉ khiến giá nhiên liệu tiếp tục leo thang. Ông cho rằng Pháp không nên lặp lại những sai lầm tương tự năm 1973 trong năm 2022.

Theo ông Le Maire, thế giới phải phát triển một mô hình khác để ứng phó với cuộc khủng hoảng này nhằm tránh tình trạng "đình lạm” (lạm phát kèm suy thoái) - chỉ hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng chậm trong khi lạm phát tăng mạnh. Bộ trưởng cho rằng biện pháp tốt nhất để đối phó với với cú sốc này chính Pháp và Liên minh châu Âu độc lập hoàn toàn về năng lượng.

Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ. Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng gấp 4 lần, đẩy các nền kinh tế phương Tây vào suy thoái và lạm phát cao.

Nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Pháp được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh hôm 8/3 đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Lệnh cấm này tiếp tục đẩy giá "vàng đen” leo thang phi mã. Trong khi đó, giá khí đốt và dầu thô bán buôn của EU cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục hoặc xấp xỉ kỷ lục trong tuần này do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Trong thông báo mới, Công ty khí đốt Gazprom của Nga khẳng định hoạt động vận chuyển khí đốt qua các đường ống dẫn qua Ukraine sang châu Âu vẫn diễn ra bình thường, với công suất 109,5 triệu m3/ngày như thường lệ.

Vào hôm 24/2, Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hoá Ukraine với mục đích bảo vệ người dân ở hai nước Cộng hoà Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.Liên minh châu Âu, các thành viên NATO và đồng minh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với các cánhân và thực thể của Nga để trả đũa, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dầu và khí đốt.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục