Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi tăng cường làm việc tại nhà, đẩy mạnh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, lái xe chậm hơn… nhằm cắt giảm mức tiêu thụ dầu trên toàn cầu trong vài tháng tới, nhất là trong bối cảnh những lo ngại về nguồn cung năng lượng gia tăng.


Các thùng dầu của tập đoàn Vermilion Energy (Canada). (Ảnh: Reuters)

Nhằm cắt giảm mức tiêu thụ dầu trên toàn cầu, IEA ngày 18/3 đã đưa ra đề xuất 10 điểm, với các biện pháp tập trung vào giao thông vận tải, ngành vốn có sức tiêu thụ dầu lớn. Các khuyến nghị IEA đưa ra gồm giới hạn tốc độ di chuyển thấp hơn, khuyến khích làm việc tại nhà nhiều hơn, ngày không sử dụng xe hơi tại các thành phố, giao thông công cộng giá rẻ, tăng cường đi chung xe... IEA hy vọng các biện pháp này sẽ giúp giảm bớt 2,7 triệu thùng dầu/ngày lượng tiêu thụ dầu ở các nước phát triển trong 4 tháng tới.

IEA cảnh báo trong bối cảnh xuất khẩu dầu mỏ của Nga có nguy cơ tiếp tục bị giảm, các thị trường sẽ siết chặt nguồn cung và đẩy giá dầu lên cao hơn trong những tháng tới, khi thế giới bước vào giai đoạn nhu cầu đạt đỉnh. Việc tăng nguồn cung các mặt hàng chủ chốt sẽ không thể hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt hiện nay. Thay vào đó, các nền kinh tế phát triển, vốn chiếm khoảng 45% nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu, có thể cắt giảm nhu cầu trong nước.

IEA kêu gọi chính phủ các nước thực hiện những hành động kịp thời trong cắt giảm nhu cầu dầu, không chỉ vì lý do kinh tế mà còn để tăng cường chống biến đổi khí hậu. IEA nêu rõ: "Việc cắt giảm liên tục có ý nghĩa quan trọng không chỉ để cải thiện an ninh năng lượng của các quốc gia, mà còn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm không khí”.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục