Ngày 22/3, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nêu rõ, việc chuyển vũ khí, khí tài quân sự và đưa lính đánh thuê tới Ukraine là những chính sách hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới an ninh châu Âu và toàn cầu.



Viện trợ quân sự của Litva bao gồm tên lửa phòng không Stinger được chuyển giao cho Ukraine vào ngày 13/2/2022. (Ảnh: REUTERS)

Theo hãng tin TASS của Nga, bộ phận báo chí của Đại sứ quán Nga dẫn lời Đại sứ Antonov phát biểu trên Telegram nhấn mạnh rằng, việc các nước chuyển khí tài quân sự cho Ukraine và đưa lính đánh thuê nước ngoài vào lãnh thổ nước này là hành động vô trách nhiệm và cực kỳ nguy hiểm.

Ông khẳng định, quân sự hóa Ukraine trực tiếp đe dọa tới an ninh châu Âu và toàn cầu.

Tuần trước, thông báo về hỗ trợ quân sự của Washington cho Kiev, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nước này dự định chuyển giao vũ khí bổ sung cho Ukraine, bao gồm hệ thống phòng không, máy bay không người lái, hệ thống chống tăng, vũ khí nhỏ và đạn dược. Ngoài ra, Mỹ sẽ phân bổ thêm 800 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn hãng truyền thông CNN, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nêu rõ, trong nhiều thập kỷ qua, các nước phương Tây đã có tình phớt lờ những lo ngại về an ninh của Nga.

Ông khẳng định ý định của Tổng thống Vladimir Putin là thế giới lắng nghe và hiểu những mối quan ngại của Nga, nhưng thực tế là điều này đã bị bỏ qua.

Đề cập tới tình huống Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, ông Peskov cho biết, Nga có khái niệm an ninh nội địa và mọi thông tin liên quan đều được công khai. Theo đó, Moskva sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này đối mặt với mối đe dọa hiện hữu.

Giới chức NATO thảo luận trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Ngày 22/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã thảo luận việc củng cố sườn phía đông của tổ chức này. Cuộc trao đổi diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến diễn ra ngày 24/3 tới.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price, quan chức 2 bên đã tập trung về những nỗ lực đang được thực hiện nhằm củng cố sườn phía đông của NATO và công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh bất thường của tổ chức này vào ngày 24/3.

Hai bên cũng trao đổi về hỗ trợ nhân đạo và an ninh mà các thành viên NATO cung cấp Ukraine, cũng như các nỗ lực nhằm tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ của NATO.

Trong 1 thông báo khác, ông Price cho hay, Ngoại trưởng Blinken cũng đã thảo luận với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian về "những nỗ lực không ngừng của các đồng minh NATO và các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU), nhằm cung cấp hỗ trợ an ninh quan trọng và viện trợ nhân đạo cho Ukraine".

Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của NATO và EU, để tham dự các cuộc họp với lãnh đạo các nước thành viên. Sau đó, Tổng thống Biden dự định đến Ba Lan, nước đồng minh có chung biên giới với Ukraine.

Chương trình nghị sự hội nghị được cho là về tình hình hiện nay tại Ukraine, cân nhắc các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine, cũng như xem xét siết chặt các biện pháp hiện có.


                             TheoNhandan

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục