Trong nỗ lực ứng phó tác động của giá năng lượng tăng cao, nhiều nước thúc đẩy hợp tác mở rộng nguồn cung, đồng thời có biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong nước.


Ảnh minh họa: Các bồn chứa tại cơ sở Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Dragon ở Waterston, Milford Haven, xứ Wales. (Ảnh: Reuters)
 Nhật Bản đã đề nghị Các tiểu vương quốc Arab thống nhất UAE góp phần ổn định thị trường dầu mỏ quốc tế bằng cách cung cấp lượng dầu lớn hơn, bảo đảm năng lực sản xuất với tư cách là thành viên hàng đầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (nhóm OPEC+). Đề xuất trên được Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đưa ra trong cuộc hội đàm với người đồng cấp UAE, trong chuyến thăm Dubai ngày 20/3. UAE hiện cung cấp khoảng một phần ba lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (B.Giôn-xơn) cũng đã tới UAE và Saudi Arabia để hối thúc các nước sản xuất dầu lớn của thế giới "bơm” thêm dầu ra thị trường nhằm hạ nhiệt "cơn sốt giá dầu”. Phát biểu sau chuyến thăm Saudi Arabia, Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo rằng, đề nghị tăng sản lượng dầu vẫn chưa được đáp ứng. Hiện cả UAE và Saudi Arabia chưa đưa ra tuyên bố tăng sản lượng dầu.

Nhằm đa dạng hóa nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu từ Nga, Đức đã ký thỏa thuận năng lượng dài hạn với Qatar-một trong những nhà xuất khẩu khí tự nhiên hàng đầu thế giới. Thỏa thuận được ký trong khuôn khổ chuyến thăm Qatar của Bộ trưởng Kinh tế Đức ngày 20/3. Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức đã tới UAE. Cũng như nhiều nước châu Âu, Đức đang nỗ lực bảo đảm nguồn cung năng lượng trong mùa đông tới.

Iran đã đề xuất giúp Ấn Độ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước, thông qua việc khởi động lại cơ chế giao dịch bằng đồng nội tệ trong xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Báo The Economic Times dẫn lời Đại sứ Iran tại Ấn Độ nói: Iran sẵn sàng cùng Ấn Độ khởi động thương mại dựa trên cơ chế rupee-rial, giúp các công ty của hai nước giao dịch trực tiếp và không phải chịu phí trung gian của bên thứ ba. Iran từng là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Ấn Độ, trước khi Mỹ tái áp đặt trừng phạt đối với Iran.

Trong khi đó, Chính phủ Áo công bố gói chi tiêu 2 tỷ euro hỗ trợ cho các gia đình và doanh nghiệp gặp khó khăn do giá năng lượng tăng cao. Theo đó, giảm một nửa giá vé trên các phương tiện công cộng và giảm các loại thuế phí đối với khí tự nhiên và điện. Gói chi tiêu cũng hỗ trợ người sử dụng diesel trong nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều nhiên liệu và các công ty đang chuyển đổi sang năng lượng thay thế.

TheoNhanDan

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục