Khẳng định lại sự đoàn kết, tăng cường an ninh sườn phía Ðông và hỗ trợ đối tác là những điểm nhấn trong tuyên bố chung của NATO tại Hội nghị cấp cao vừa diễn ra tại Bỉ. Một loạt động thái được NATO đưa ra nhằm vực dậy niềm tin của các thành viên và xác lập lại vị thế của liên minh quân sự trước những thay đổi của môi trường an ninh tại châu Âu.



Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội nghị cấp cao bất thường của NATO được tổ chức hôm 24/3, tại Brussels (Bỉ), cùng thời gian và địa điểm với các hội nghị cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Loạt hội nghị diễn ra vào thời điểm một tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Ðông Ukraine.

Tuyên bố trước thềm hội nghị, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh đã đến lúc xem xét lại vị trí của khối liên minh quân sự. Ông Stoltenberg cảnh báo, một "thực tế an ninh mới" đã hình thành tại lục địa châu Âu, do đó NATO cần nhanh chóng "xốc lại chính mình", tái thiết chiến lược phòng thủ, khẩn trương tìm các biện pháp nhằm tăng cường an ninh của khối trong dài hạn và trong tất cả các lĩnh vực.

Ðể củng cố an ninh sườn phía Ðông, tại hội nghị, NATO quyết định lập thêm 4 nhóm tác chiến, ở Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia, nâng tổng số quân dự bị đa quốc gia của NATO từ biển Baltic đến Biển Ðen lên thành 8 nhóm. Ngoài các binh sĩ châu Âu, 100.000 binh sĩ Mỹ cũng được triển khai cho mục tiêu an ninh của NATO. Các nước thành viên cũng nhất trí tiến hành nhiều cuộc tập trận hơn, củng cố các lực lượng trên bộ, trên biển và trên không.

Tổng Thư ký NATO cho biết, khả năng phòng thủ đất đối không tích hợp được tăng cường ở sườn Ðông, khi thêm nhiều máy bay sẽ được triển khai, các nhóm tàu chiến, tàu ngầm với số lượng lớn cũng như các tàu chiến đấu sẽ sẵn sàng mọi lúc. Các nước thành viên NATO cũng khẳng định theo đuổi mục tiêu nâng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP vào năm 2024.

Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận về "sự thống nhất tuyệt đối" giữa các đồng minh NATO trong 3 vấn đề, gồm củng cố sườn phía Ðông của NATO, tăng cường hỗ trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine, siết chặt trừng phạt kinh tế Nga. Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 2 tỷ USD trang bị quân sự cho Ukraine kể từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Biden và Washington tiếp tục cam kết hỗ trợ nhân đạo hơn 1 tỷ USD cho hàng triệu người Ukraine chịu ảnh hưởng xung đột.

Trong video gửi tới hội nghị của NATO, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Kiev cần được hỗ trợ quân sự "không giới hạn". Nhà lãnh đạo Ukraine đề nghị NATO cấp thêm cho Ukraine vũ khí tấn công, cụ thể là tăng số máy bay chiến đấu, xe tăng. NATO đã nhất trí mở rộng hỗ trợ cho Ukraine bằng cách trang bị cho quốc gia này các thiết bị quân sự như hệ thống phòng không, máy bay không người lái…, cùng với hỗ trợ tài chính đáng kể.

Tuy nhiên, liên minh quân sự xuyên Ðại Tây Dương khẳng định không điều quân đến Ukraine. Tổng Thư ký Stoltenberg nhắc lại quan điểm rằng, NATO không phải một phần của cuộc xung đột và cũng không có ý định tìm kiếm chiến tranh hay xung đột. NATO nhiều lần nhấn mạnh đến nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Thủ tướng Ðức kêu gọi chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp chính trị, thông qua con đường ngoại giao. Tổng thống Pháp cũng tuyên bố nước này không bao giờ là một bên tham gia xung đột ở Ukraine. Pháp vẫn theo đuổi đàm phán với Nga để đạt được các giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine.

Trước những hoài nghi về sự rạn nứt trong liên minh thời gian qua, những gì các nhà lãnh đạo NATO vừa đạt được cho thấy nỗ lực của NATO vực dậy đoàn kết nội bộ. Trong bối cảnh an ninh khu vực chuyển biến khó lường, những cam kết mà NATO vừa đưa ra phần nào trấn an các đối tác và cũng tự xốc lại tinh thần của các thành viên, vực dậy niềm tin về vai trò của NATO trong cấu trúc an ninh khu vực.


                                                               TheoNhandan

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục