Liên minh châu Âu (EU) đang đánh giá lại tất cả các kịch bản về cung-cầu, trong đó có tình huống Nga dừng bơm khí đốt sang EU từ mùa đông tới.


EU hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt nhập khẩu của Nga. Ảnh: Bloomberg

Đây là nhận định được ông Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra ngày 24/3 trước Nghị viện châu Âu (EP). Kịch bản này cũng là điểm nằm trong trong bản dự thảo kế hoạch hành động của EU về bảo đảm khí đốt, được soạn thảo sau khi Nga mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.  

Phát biểu tại phiên họp của EP, ông Dombrovskis vạch ra kế hoạch của EC nhằm giảm 2/3 nhu cầu khí đốt từ Nga vào cuối năm nay, tiến tới không nhập khí đốt của Nga vào năm 2030, thay vào đó là nguồn năng lượng bền vững, an toàn, giá cả hợp lý. EC đang nỗ lực hết mức nhằm đẩy nhanh tiến trình giảm phụ thuộc tiến tới cắt bỏ năng lượng hóa thạch của Nga – ông Dombrovskis bày tỏ quan điểm.

Khác với Mỹ, châu Âu chưa thể từ bỏ khí đốt Nga ở thời điểm hiện tại. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều nước EU không muốn áp đặt trừng phạt, cấm vận đối với xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt của Nga. Theo tính toán của hãng tư vấn Wood Mackenzie, nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt tại thời điểm này, châu Âu vẫn có đủ khí đốt tiêu dùng hết mùa đông năm nay, kéo tới mùa hè.

Wood Mackenzie nhận định dự trữ khí đốt của châu Âu cũng sẽ sớm đạt ngưỡng trung bình của 5 năm gần đây vào cuối mùa đông này, khi thời tiết không quá lạnh, nguồn cung từ Na Uy được duy trì và châu Âu tiếp nhận ngày một nhiều các tàu chở khí hóa lỏng (LNG). Nhưng những căng thẳng sẽ xuất hiện trong mùa đông 2022-2023 nếu thiếu khí đốt do Nga cung cấp.

                                                                     Theo báo Tin tức


Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục