Hàn Quốc vẫn đang trong làn sóng lây nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan trên diện rộng. Số ca mắc mới Covid-19 ở nước này đang duy trì dưới mức 400 nghìn ca trong ngày thứ tư liên tiếp trong bối cảnh dần nới lỏng các biện pháp hạn chế.



Nhân viên y tế kiểm tra kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 tại 1 điểm xét nghiệm tạm thời ở thành phố Gwangju, tây nam Hàn Quốc, ngày 25/3/2022. (Ảnh: Yonhap)

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố sáng 27/3, với 318.130 ca mắc mới ghi nhận trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc trên cả nước hiện tăng lên 11.162.232 ca.

Tuy nhiên, số ca mắc mới này giảm đáng kể so với 335.580 ca ghi nhận 1 ngày trước đó và đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới ở Hàn Quốc ở mức dưới 400 nghìn ca, bắt đầu giảm từ ngưỡng 490.844 ca ghi nhận hôm thứ tư.

Ngoài ra, nước này có thêm thêm 282 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 14.617 ca.

Cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết, nước này đã qua đỉnh của làn sóng lây nhiễm hiện tại vào tuần trước, khi số ca mắc hàng ngày tăng vọt lên hơn 620 nghìn ca. Song các chuyên gia vẫn lo ngại về tình hình dịch bệnh do sự lây lan của biến thể phụ "Omicron tàng hình" BA.2 có khả năng lây lan thậm chí cao hơn chủng chủ đạo của Omicron.

Bất chấp việc dịch bệnh bùng phát, Chính phủ Hàn Quốc đã nới lỏng một số biện pháp chống dịch trong nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và người làm việc tự do bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Theo đó, giới hạn 8 người cho các cuộc họp riêng và yêu cầu đóng cửa các cơ sở kinh doanh từ 11 giờ tối dự kiến sẽ được áp dụng cho đến ngày 3/4.

Bắt đầu từ chủ nhật, chính phủ đã dỡ bỏ hạn chế chỉ được mua tối đa 5 bộ dụng cụ tự xét nghiệm Covid-19 tại mỗi điểm bán, vốn được thực thi kể từ tháng trước do nguồn cung hạn chế.

Trong làn sóng do biến thể Omicron, Hàn Quốc đã chuyển từ việc điều trị và truy vết tiếp xúc nghiêm ngặt sang tập trung vào ứng phó tình trạng bệnh nhân trở nặng và ngăn ngừa ca tử vong.

Tính đến sáng nay, 32,63 triệu người Hàn Quốc, tương đương 63,6% dân số đã được tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 tăng cường. KDCA cho biết, số người được tiêm chủng đầy đủ là 44,47 triệu người, chiếm 86,7%.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) đã dịu bớt trong những ngày gần đây. Trung tâm tài chính này chỉ ghi nhận 8.841 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, giảm mạnh so với 10.405 ca được báo cáo trước đó 1 ngày.

Do làn sóng lây nhiễm hiện tại tiếp tục dịu bớt, chính quyền đặc khu này vừa thông báo dần dần khôi phục lại các dịch vụ công kể từ ngày 1/4. Các cơ quan hành chính sẽ trở lại hoạt động bình thường vào ngày 21/4, trong khi các trường học sẽ khôi phục việc học trực tiếp trên lớp từ 19/4.

Ngoài ra, các biện pháp phòng dịch khác cũng sẽ được dỡ bỏ, bao gồm lệnh cấm ăn uống trong các nhà hàng sau 18 giờ, và mở cửa trở lại hầu hết các địa điểm công cộng và cơ sở thể thao.

Tại Australia, nhà chức trách nước này cho biết sẽ triển khai liều vaccine phòng Covid-19 thứ tư cho nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất bắt đầu từ tháng tới, nhằm hạn chế các đợt bùng phát mới trước mùa đông.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh các trường hợp nhiễm mới vẫn gia tăng do biến thể phụ BA.2 của chủng Omicron, cùng những lo ngại về sự đồng lưu hành của cả Covid-19 và virus cúm trong những tháng lạnh giá sắp tới, khi hầu hết các hạn chế về giãn cách xã hội được dỡ bỏ.

Bộ trưởng Y tế Greg Hunt cho biết, thêm 1 mũi tiêm nhắc lại thứ hai sẽ được thực hiện từ ngày 4/4 cho những người đã tiêm mũi tăng cường trước đó ít nhất 4 tháng và trên 65 tuổi, người Australia bản địa trên 50 tuổi, người khuyết tật hoặc suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.

Là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 cao, cho đến nay Australia đã tiêm đủ 2 liều cho 95% dân số trên 16 tuổi, trong khi gần 67% đã được tiêm mũi thứ ba hoặc mũi nhắc lại.

Trong khi đó, tại Đức, Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach kêu gọi những người trên 60 tuổi có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao hoặc suy tim nên tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 thứ hai để giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng.

Ông Lauterbach cho biết đã yêu cầu Ủy ban vaccine Đức (STIKO) điều chỉnh khuyến nghị hiện tại về đợt tiêm mũi nhắc lại thứ hai để bao phủ thêm nhiều đối tượng hơn.

STIKO hiện khuyến nghị liều tăng cường thứ hai chỉ nên tiêm cho những người từ 70 tuổi trở lên và những người thuộc nhóm nguy cơ đặc biệt cao. Cho đến nay, khoảng 10% trong nhóm này đã được tiêm mũi thứ tư.

Ông Lauterbach thông tin thêm, để chuẩn bị ứng phó 1 làn sóng mới có thể xảy ra vào mùa thu, Đức đã lên kế hoạch mua các loại vaccine có tác dụng bảo vệ trước mọi biến thể phổ biến được biết đến từ trước đến nay. Ông cho biết đã liên hệ với các công ty liên quan và "sẽ sớm có những loại vaccine này ngay khi được tung ra thị trường".

Khoảng 76% dân số Đức được tiêm đủ 2 liều và 58% được tiêm nhắc lại. Nước này đang chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt trong những tuần gần đây. Viện Robert Koch (RKI) về các bệnh truyền nhiễm sáng 27/3 báo cáo 128,437 ca mắc mới và 49 trường hợp tử vong mới liên quan đến Covid-19 trong 24 giờ qua, sau khi lần đầu tiên ghi nhận hơn 300 nghìn ca hôm thứ năm.

Tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày qua là 1.756 trường hợp trên 100 nghìn dân. Biến thể phụ "Omicron tàng hình” BA.2 đã chiếm ưu thế với 72% tổng số các ca mắc mới.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng 27/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng trên 481,23 triệu ca mắc Covid-19, trong đó 6,14 triệu ca tử vong, 59,77 triệu ca vẫn đang phải điều trị. Đã có tổng cộng trên 415,3 triệu ca bình phục.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với tổng cộng 81,61 triệu ca mắc và trên 1 triệu ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ với 43 triệu ca mắc, trong đó có 521 nghìn ca tử vong và Brazil với 29,83 triệu ca mắc, trong đó có 658 nghìn ca tử vong.


                                  TheoNhandan

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục