Khu vực Trung Mỹ đang là "điểm nóng” trên bản đồ di cư toàn cầu, khi số người băng qua rừng rậm Darien đầy rẫy nguy hiểm để tìm cơ hội đến Mỹ gia tăng ở mức báo động. Thực trạng u ám của bức tranh di cư cho thấy, giải quyết tận gốc vấn đề này tiếp tục là bài toán nan giải, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức của cộng đồng quốc tế.


Người di cư di chuyển tại Huixtla, bang Chiapas, Mexico trong hành trình tới Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những tháng qua, khu vực Trung Mỹ ghi nhận các "kỷ lục buồn” về vấn đề di cư. Theo thống kê chính thức, năm 2021, hơn 133.000 người di cư đã băng qua rừng Darien để tìm kiếm "giấc mơ Mỹ”, tương đương con số được ghi nhận trong cả thập kỷ trước. Chỉ tính riêng quý I/2022, đã có 13.425 người di cư đi qua tuyến đường này, cao hơn gấp hai lần con số 5.622 người vào cùng kỳ năm ngoái. Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã gióng hồi chuông cảnh báo cho khu vực châu Mỹ về những thách thức trong viện trợ nhân đạo đối với người di cư.

Rừng Darien, nằm ở khu vực biên giới giữa Colombia và Panama, từ lâu đã được xem là một trong những nơi nguy hiểm nhất hành tinh, với môi trường tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhiều loài động, thực vật hoang dã, sự hoạt động của các băng nhóm tội phạm… Trớ trêu thay, không ít người di cư, trong đó có trẻ em, chấp nhận dấn bước trên hành trình gian khổ ở chốn rừng thiêng nước độc này để tìm đến miền đất hứa. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) từng thông báo, chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2021, đã có khoảng 19.000 trẻ em di cư vượt biên giới giữa Colombia và Panama qua rừng nhiệt đới Darien. Đây là mức cao chưa từng thấy trong lịch sử.

Mất an ninh lương thực, vốn là "căn bệnh trầm kha” của khu vực Mỹ Latin, lại càng trở nên trầm trọng do đại dịch Covid-19 cùng tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo, tỷ lệ đói nghèo tại Mỹ Latin ở mức cao nhất trong 15 năm trở lại đây. Số người thiếu ăn ở Mỹ Latin và Caribe trong giai đoạn 2019-2020 đạt mức 59,7 triệu người, cao hơn 30% so với cùng kỳ trước đó. Vòng xoáy của đói nghèo, bạo lực, dịch bệnh, thiên tai… vì thế đã buộc người dân nơi đây rời bỏ quê hương.

Năm 2022 được dự báo tiếp tục mang đến nhiều áp lực cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong đó, vấn đề di cư vẫn là bài toán khó. Ngay từ khi mới nhậm chức, ông đã ký một loạt sắc lệnh đảo ngược các chính sách về nhập cư, an ninh biên giới đầy cứng rắn của người tiền nhiệm. Song, sóng gió ập đến với chính quyền mới khi làn sóng người di cư ồ ạt tràn vào từ khu vực biên giới phía nam giáp Mexico, tạo sức ép lớn với "xứ cờ hoa”. Bộ An ninh nội địa Mỹ từng thừa nhận, số lượng người di cư tới khu vực biên giới tây nam nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong vòng 20 năm qua. Trước những ý kiến chỉ trích về chính sách nhập cư, Tổng thống Biden vẫn bày tỏ kiên định vào cách tiếp cận vấn đề mang tính nhân đạo của mình và đẩy mạnh giải quyết làn sóng di cư ở ngay "điểm khởi nguồn”.

Cho rằng vấn đề di cư "không phải của riêng ai” và cần có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của cộng đồng quốc tế, Mỹ đã triển khai nhiều gói đầu tư ở Trung Mỹ nhằm cải thiện điều kiện sống ở quê hương của người di cư. Mới đây, Mỹ và Panama ký thỏa thuận tăng cường quản lý tình trạng di cư trái phép, theo hướng bảo vệ người di cư. Một thỏa thuận tương tự cũng được Mỹ và Costa Rica ký hồi tháng 3 vừa qua. Hiện Mỹ và Mexico tích cực mở rộng chương trình phúc lợi xã hội ở các quốc gia Trung Mỹ như Honduras, Guatemala, El Salvador…, trong đó có chương trình "Giới trẻ đóng góp cho tương lai”, tập trung cấp học bổng cho thanh niên, tạo việc làm, cải thiện chất lượng giáo dục.

Đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) tại Honduras Andres Celis nhận định, làn sóng người di cư ồ ạt phản ánh nhu cầu cấp bách phải cải thiện điều kiện sống tại các quốc gia "khởi nguồn”. Giữa lúc bài toán di cư ở Trung Mỹ đang ngày một nan giải do tác động từ đại dịch Covid-19, việc toàn khu vực cùng chung sức, tạo chiến lược thống nhất để xử lý các nguyên nhân gốc rễ là điều cần thiết, cho dù những giải pháp này khó có thể cho thấy kết quả trong thời gian ngắn.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục