Dưới sự trung gian của Iraq, các cuộc đàm phán giữa Iran và Saudi Arabia nhằm khôi phục quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng đang đi tới những chặng cuối. Triển vọng hàn gắn quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia là dấu hiệu tích cực góp phần vào việc giảm căng thẳng và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh ngày 26/4 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia. Ảnh: IRNA/TTXVN

Quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia trở nên căng thẳng kể từ tháng 1/2016, sau khi Saudi Arabia quyết định tử hình giáo sĩ dòng Hồi giáo Shiite Nimr al-Nimr (An Nim). Ngay sau đó, người biểu tình Iran tấn công Đại sứ quán Saudi Arabia tại Tehran và Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Mashhad. Đáp lại, Riyadh cắt đứt quan hệ với Tehran.  Thêm vào đó, quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia luôn trong trạng thái căng thẳng bởi hai bên ủng hộ các phe đối địch trong một số cuộc xung đột ở khu vực, bao gồm cả ở Yemen, nơi Tehran bị cáo buộc hậu thuẫn lực lượng nổi dậy  Houthi, còn Riyadh dẫn đầu một liên minh quân sự ủng hộ Chính phủ Yemen.

Trong mấy tháng qua, Iran và Saudi Arabia tiến hành một số cuộc đàm phán với sự trung gian của Iraq. Tháng 1 vừa qua, Iran đã cử ba nhà ngoại giao tới Saudi Arabia trong khuôn khổ phái đoàn của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo nhằm khôi phục các hoạt động ở thánh địa Jeddah sau sáu năm gián đoạn. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 3, Iran bất ngờ thông báo tạm thời đình chỉ các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia.

Theo truyền thông Iran, Tehran đã đình chỉ tham gia các cuộc đàm phán sau khi Saudi Arabia tuyên bố hành quyết kỷ lục 81 người chỉ trong một ngày. Những người này bị kết án về nhiều tội danh liên quan "khủng bố", và bao gồm cả những người có liên hệ với lực lượng Houthi tại Yemen. Tuy nhiên, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (Mô-ha-mét bin Xan-man) vẫn nhấn mạnh rằng, đất nước của ông và Iran là "láng giềng mãi mãi" và tốt hơn hết là cả hai bên nên giải quyết vấn đề, tìm cách để có thể cùng tồn tại.

Trong vòng đàm phán thứ 5 tổ chức tại thủ đô Baghdad của Iraq hồi gần cuối tháng 4 vừa qua, Iran và Saudi Arabia đã thông qua lộ trình cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Đây được coi là một điểm tích cực mở đường cho cả hai bên đi tới thống nhất trong nhiều vấn đề, bao gồm biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác song phương và mở lại đại sứ quán, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế.

Cuộc đàm phán tập trung vào các vấn đề song phương và khu vực, đồng thời có liên quan đến việc đưa 40.000 người hành hương Iran tới thánh địa Mecca ở Saudi Arabia trong năm nay. Theo hãng tin bán chính thức Nour của Iran, cuộc đàm phán mới đây nhất giữa hai bên có sự tham gia của các quan chức cấp cao Ban Thư ký Hội đồng An ninh tối cao quốc gia Iran và người đứng đầu cơ quan tình báo Saudi Arabia.

Với vai trò dẫn dắt cuộc đàm phán, Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhemi (M.Ca-đê-mi) nhận định, căng thẳng kéo dài nhiều năm giữa Iran và Saudi Arabia sắp kết thúc. Ông Kadhemi cho rằng, Saudi Arabia và Iran đã tiếp cận cuộc đối thoại với trách nhiệm lớn theo yêu cầu của tình hình khu vực hiện nay. Ông tin rằng hai bên sắp đạt được hòa giải và điều này sẽ có lợi cho sự ổn định của khu vực.

Bầu không khí tích cực tại cuộc gặp mới đây nhất làm dấy lên hy vọng Iran và Saudi Arabia sẽ tiến tới khôi phục quan hệ và một cuộc gặp giữa bộ trưởng ngoại giao hai nước sẽ được tổ chức trong thời gian sắp tới. Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm căng thẳng giữa Iran và Saudi Arabia, đồng thời cho rằng các cuộc đàm phán giữa hai nước sẽ mang lại lợi ích cho toàn khu vực. Là hai quốc gia quan trọng và có ảnh hưởng lớn tại vùng Vịnh, mối quan hệ phù hợp giữa Iran và Saudi Arabia sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho chính hai nước, mà còn cho các đối tác và khu vực, góp phần giảm căng thẳng ở khu vực Trung Đông vốn đã có nhiều điểm nóng.


                                     TheoNhandan

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục