Ukraine không đáp ứng được một số tiêu chuẩn để trở thành thành viên EU, trong khi khối này cũng chưa sẵn sàng kết nạp.


Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, yêu cầu gia nhập EU của Kiev đã "vang vọng" ở các nước thành viên. Câu hỏi đặt ra với họlà liệu có nên cấp cho quốc gia này "tư cách ứng cử viên", bước quan trọng đầu tiên trên con đường dài, quanh co để trở thành thành viên EU, dự kiến ​​sẽ nằm trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo EU trước khi Pháp kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu vào ngày 1/7 này hay không.

Nhưng cho đến nay, có rất ít sự đồng thuận về bước đầu tiên của Ukraine sẽ như thế nào. Tổng thống Volodymyr Zelensky thậm chí còn nói thẳng rằng Ukraine không "cần những lựa chọn thay thế cho việc ứng cử vào EU”.

"Chúng tôi không cần thỏa hiệp”, ông Zelensky nói với các phóng viên ở Kiev trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa vào tuần trước.

Rất nhiều lời ủng hộ đối với tương lai EU của Ukraine, nhưng tư cách ứng cử viên thường khác với tư cách thành viên đầy đủ và những tuyên bố ủng hộ vẫn tránh các mốc thời gian, đồng thời cảnh báo rằng việc bỏ qua các khâu của chính sách mở rộng phức tạp của EU là một vấn đề thách thức.

Về tư cách thành viên EU của Ukraine, Hiện chỉ có tám quốc gia ủng hộ vô điều kiện gồm Italy, Bulgaria, Séc, Slovakia, Ba Lan, Litva, Latvia, Estonia, trong khi các nước khác do dự như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Áo, Croatia, Hy Lạp, Romania, Thụy Điển, Phần Lan, Bồ Đào Nha.

Cả Slovenia và Hungary đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trao quy chế ứng cử viên cho Ukraine càng sớm càng tốt khi xung đột bắt đầu nổ ra. Tuy nhiên, sau các cuộc bầu cử chứng kiến ​​sự thay đổi trong chính phủ ở Ljubljana và quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Budapest và Kiev, quan điểm hiện tại của họ là không rõ ràng.

Trong khi đó, Hy Lạp và Síp ủng hộ việc Ukraine trở thành thành viên EU nhưng phản đối một quy trình rút gọn như một số nước Đông Âu đã đề xuất. Theo các nguồn tin của Bộ Ngoại giao Hy Lạp, quan điểm của Hy Lạp là tất cả các thủ tục quy định tại Điều 49 của Hiệp ước EU phải được tuân thủ.

Tuần trước, Bộ trưởng châu Âu của Pháp Clement Beaune cũng cho rằng nỗ lực của Ukraine để gia nhập EU không thể được hoàn thành trong "15 hoặc 20 năm”.

Với Ủy ban châu Âu, Andrew Duff,cựu thành viên Nghị viện châu Âu nhận định, quan điểm chính của Ủy ban này sẽ là Ukraine không đủ điều kiện để được tuyên bố là một quốc gia gia nhập theo các quy tắc hiện hành. Ngay cả trước khi xung đột, Ukraine là một quốc gia rất nghèo, GDP bình quân đầu người thấp hơn một nửa so với Bulgaria (quốc gia được cho là nghèo nhất trong EU).

Kể từ khi ký hiệp định liên kết với EU năm 2014, tiến độ đã diễn ra chậm chạp, trong đó việc hội nhập của nước này vào thị trường duy nhất bị đình trệ do không đáp ứng được các tiêu chuẩn quản trị của EU.Do đó, Ủy ban có thểsẽ phải cảnh báo rằng mặc dù Kiev có quyền đăng ký trở thành thành viên, nhưng trên thực tế, quá trình gia nhập của nó sẽ mất ít nhất một thập kỷ khó khăn để hoàn thành.

 

Theo Baotintuc

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục