Người đàn ông giàu nhất thế giới nhận định nền kinh tế Mỹ suy thoái là "điều không thể tránh khỏi” và có thể sẽ sớm xảy ra.


Tỷ phú Elon Musk dự đoán Mỹ suy thoái trong tương lai gần.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg khi tham dự Diễn đàn Kinh tế Qatar tại Doha ngày 21/6, tỷ phú Elon Musk đã xác nhận công ty sản xuất xe điện Tesla của ông đang có kế hoạch cắt giảm 10% nhân viên toàn thời gian.

"Suy thoái là không thể tránh khỏi. Nhiều khả năng nền kinh tế suy thoái trong thời gian sắp tới hơn là không xảy ra. Tesla đang cắt giảm lực lượng lao động khoảng 10% trong vòng 3 tháng tới. Chúng tôi kỳ vọng sẽ phát triển lực lượng lao động theo giờ”, ông Elon Musk cho hay. Hiện lực lượng lao động của Tesla đang có 100.000 nhân công.

Trước Elon Musk, nhiều nhân vật trong ngành cũng lên tiếng lo ngại về một cuộc suy thoái sẽ xảy ra đối với nền kinh tế Mỹ. Jamie Dimon - Giám đốc điều hành JPMorgan - cảnh báo "một cơn bão ngay ngoài kia đang tiến gần đến Mỹ” ngay trong tháng này. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers ngày 20/6 nói với NBC News rằng ông cũng dự đoán trước một cuộc suy thoái sẽ xảy đến.

Cùng ngày, các nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Mỹ và cảnh báo nguy cơ suy thoái đang gia tăng.

Nhóm chuyên gia Goldman nhận thấy xác suất suy thoái trong năm tới là 30%, tăng so với mức 15% trước đó. Cùng với đó, xác suất có điều kiện là 25% để rơi vào suy thoái trong năm thứ hai, nếu Mỹ tránh được suy thoái trong năm đầu tiên. Điều đó ngụ ý xác suất suy thoái tích lũy là 48% trong hai năm tới, thay vì mức 35% được dự báo trước.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden một lần nữa nhấn mạnh ông cảm thấy tình trạng suy thoái có thể tránh được và nước Mỹ vẫn an toàn ngay cả khi nền kinh tế lớn nhất thế này đang chật vật ứng phó trước giá xăng dầu tăng cao và lạm phát cao nhất trong 40 năm qua.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định rằng kinh tế Mỹ vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trên thị trường lao động trong khi chi tiêu tiêu dùng vẫn mạnh mẽ. Theo bà, cuộc xung đột tại Ukraine là nguyên nhân chính khiến lạm phát tại Mỹ tăng cao lên mức không thể chấp nhận được và đây cũng là tình trạng chung trên toàn cầu. Bà dự báo lạm phát có khả năng sẽ giảm trong những tháng tới. Theo thống kê của Bộ Tài chính Mỹ, lạm phát tại nước này đã lên mức 8,6% trong tháng 5 vừa qua - mức cao nhất kể từ năm 1981 đến nay.

Nền kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ hậu COVID-19, song lạm phát tăng cao cùng với chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến người dân không khỏi lo ngại.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục