Châu Âu từ lâu đã từ chối các thỏa thuận dài hạn với Qatar về năng lượng, nhưng xung đột ở Ukraine đang buộc họ phải thay đổi thái độ.


Qatar đang định vị mình trở thành nhà đảm bảo khí đốt khẩn cấp cho EU. Ảnh: AFP

Qatar gần đây đã ký các thỏa thuận lớn với tập đoàn dầu khí đa quốc gia Pháp TotalEnergies và công ty dầu và khí đốt Italy Eni để mở rộng dự án LNG lớn nhất thế giới, đồng thời đang tự định vị mình là nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp cho châu Âu.

Cụ thể, sau khi ký kết tuyên bố ý định hợp tác năng lượng với Đức nhằm trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chính của nước này trong tương lai, Qatar đã ký kết thêm các thỏa thuận đối tác riêng biệt với TotalEnergies của Pháp và Eni của Italy về việc mở rộng dự án "North Field East" (hay còn gọi là "Dome") trị giá 30 tỷ USD, một trong số dự án LNG lớn nhất thế giới.

Theo tuyên bố từ Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi, tập đoàn dầu khí của Pháp sẽ có 6,25% cổ phần trong dự án. Bộ trưởng al-Kaabi cho biết tập đoàn năng lượng lớn của Pháp sẽ giúp Qatar tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lên hơn 60% vào năm 2027.

Về phần mình, Giám đốc điều hành của TotalEnergies, Patrick Pouyanne, tuyên bố số cổ phần của công ty sẽ được tập trung đầu tư cho một cơ sở hóa lỏng của dự án và thỏa thuận lớn nhất của công ty với Qatar sẽ giúp bù đắp cho việc công ty rút khỏi Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.

Việc TotalEnergies và Eni là hai công ty dầu khí quốc tế lớn đầu tiên được chọn với vai trò quan trọng trong dự án trọng điểm này không chỉ phản ánh năng lực của họ trong hoạt động khai thác dầu khí, mà còn cho thấy Qatar có thể trở thành nhà cung cấp khí đốt khẩn cấp cho châu Âu, do những hạn chế về cung năng lượng phát sinh từ lệnh cấm năng lượng từ Nga của phương Tây.

Đối với Qatar, việc tăng cường các thỏa thuận cung cấp cho châu Âu nhằm lấp "chỗ trống" nguồn cung cấp dầu (và khí đốt) của Nga trong tương lai là một chiến lược đúng đắn xét về mặt ý chí chính trị và duy trì sự hỗ trợ tài chính cho dự án Dome của họ.

Với việc các quốc gia châu Âu đang tăng cường tìm các giải pháp thay thế cho dầu và khí đốt của Nga, LNG từ North Field East dự kiến ​​sẽ là một lựa chọn cho các nước EU. North Field East ước tính có khoảng 10% trữ lượng khí đốt tự nhiên được biết đến trên thế giới.

Bill Farren-Price, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dầu khí vĩ mô tại công ty tư vấn năng lượng Enverus, cho biết sự mở rộng của Qatar "khẳng định vị thế của nước này như "một nhà lãnh đạo" trong ngành công nghiệp khí đốt".

Theo chuyên gia Bill Farren-Price, với nguồn cung khí đốt trên toàn cầu bị thắt chặt trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu giảm, LNG là thành phần quan trọng và ngày càng tăng trong quá trình chuyển đổi năng lượng và Qatar quyết tâm tận dụng nguồn dự trữ ở North Field East của mình để thu thêm lợi nhuận thông qua thương vụ này. 

"Quan hệ đối tác với TotalEnergies củng cố mối quan hệ đối tác chính trị của Doha với các cường quốc phương Tây trong khi cung cấp cho Qatar nhiều lựa chọn tiếp thị hơn", chuyên gia Bill Farren-Price nói.

Qatar là một trong những nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới, cùng với Mỹ và Australia. Hàn Quốc. Nhật Bản và Trung Quốc là thị trường chính cho LNG của Qatar, nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng tấn công châu Âu vào năm ngoái, nước này đã giúp Anh có thêm nguồn cung và ký một thỏa thuận hợp tác với Đức.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục