Thống đốc Ngân hàng Indonesia (BI) Perry Warjiyo cho biết, tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đang phải đối mặt với những thách thức rất phức tạp do tác động của xung đột, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng hỗn loạn tài chính toàn cầu.



      Trụ sở FED tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 17/7, phát biểu tại 1 sự kiện của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali, ông Perry cho hay, thế giới hiện đang phải đối mặt với các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định tiền tệ và tài chính, cũng như lạm phát gia tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và tác động của xung đột Nga-Ukraine.

Theo ông Perry, sự gia tăng lạm phát không chỉ xuất phát từ phía cầu mà còn từ phía cung khi tiêu thụ trong nước của một số quốc gia, trong đó có các quốc gia đang phát triển tăng mạnh.

Do đó, lạm phát cần được xem xét một cách thận trọng và cần giải quyết tận gốc rễ tất cả các vấn đề bằng cách tăng lãi suất điều hành, đồng thời giải quyết vấn đề cung ứng.

Thống đốc BI cho biết thêm rằng thế giới đang ghi nhận tác động từ động thái tăng lãi suất điều hành của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và của các ngân hàng trung ương khác.

Ông Perry nhấn mạnh: "Tất nhiên các nhiệm vụ trong nước cần phải được đặt lên hàng đầu, song làm thế nào để vượt qua những tác động này trong một nền kinh tế toàn cầu rất mở? Tác động đến dòng vốn và sự biến động tỷ giá hối đoái là gì? Liệu tăng lãi suất có đủ để giải quyết không chỉ lạm phát mà còn cả tác động từ sự di chuyển dòng vốn và các khía cạnh khác”.

 
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Indonesia cho rằng, các vấn đề này "rất thách thức và phức tạp” đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là làm thế nào để cân bằng chúng nhằm khôi phục sự ổn định giá cả.

Theo ông Perry, các ngân hàng trung ương cần phải đối phó với sự biến động của dòng vốn và tỷ giá hối đoái, song cần tránh làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thống đốc BI khẳng định: "Đây là một công việc rất phức tạp, một giai đoạn rất khác so với trước đây khi hầu hết các vấn đề đến từ nhu cầu và tất cả đều đến từ lĩnh vực tài chính. Lần này, rất nhiều vấn đề đến từ phía cung”.

 

TheoNhanDan


 

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục