Ngày 21/7, Nga nối lại xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua Ðức thông qua dự án Dòng chảy phương Bắc 1, sau 10 ngày đóng cửa để bảo trì. Công ty Nord Stream AG, nhà điều hành tuyến đường ống này xác nhận nguồn cung cấp khí đốt đã được khôi phục, tuy nhiên khối lượng giảm, hiện chỉ ở mức 30% so với công suất tối đa.


Ðường ống thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Ðức. (Ảnh REUTERS)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price (N.Prai-xơ) thừa nhận, ở giai đoạn hiện nay, nguồn cung cấp thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 của Nga là phương án hiệu quả để bảo đảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong ngắn hạn. Mỹ nhận định, việc nối lại nguồn cung khí đốt sẽ giúp Ðức và các đồng minh châu Âu bổ sung dự trữ khí đốt, tăng cường an ninh năng lượng.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, nếu Nga đóng hoàn toàn đường ống dẫn khí thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 1, hoạt động kinh tế của Ðức có thể giảm sút đáng kể và lạm phát gia tăng mạnh. Cụ thể, nếu Nga dừng nguồn cung khí đốt tới Ðức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể thiệt hại 1,5% GDP và lạm phát có thể lên mức 7,7% trong năm 2022.

Chính phủ Ðức có thể mua 30% cổ phần của Công ty năng lượng Uniper, khách hàng lớn nhất tại Ðức mua khí đốt của Nga. Ngoài cam kết ngăn chặn Uniper tuyên bố phá sản, việc Berlin cân nhắc khả năng mua hơn 30% cổ phần của công ty năng lượng này còn nhằm ngăn chặn phản ứng dây chuyền gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dân Ðức.

 Trong khi đó, Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo (O.A-đây-e-mô) cho biết, Washington hy vọng trước tháng 12 tới có thể đưa ra mức giá trần trên phạm vi toàn cầu đối với dầu mỏ của Nga. Ông Adeyemo nêu rõ, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu kỳ vọng việc áp mức giá trần trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp giảm giá năng lượng trong khi vẫn cho phép năng lượng của Nga được đưa ra thị trường thế giới.

Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak (A.Nô-vắc) khẳng định, Moskva sẽ không xuất khẩu dầu nếu mức giá trần thấp hơn chi phí sản xuất. Trước đó, Bloomberg đưa tin, mức giá trần mà Mỹ và các nước đồng minh đang thảo luận đối với dầu mỏ Nga là trong khoảng 40-60 USD/thùng.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục