Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài, người Mỹ bắt đầu chia rẽ về việc Washington nên tiếp tục hỗ trợ Kiev trong bao lâu.


Việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine có thể gây chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ.

Theo trang tin Thenationalnews.com (UAE) ngày 7/12, một cuộc thăm dò mới của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu cho thấy hiện chưa đến một nửa số người Mỹ (48%) ủng hộ việc viện trợ Ukraine "chừng nào còn cần thiết” trong cuộc đối đầu với các lực lượng Nga - giảm đáng kể so với 58% vào tháng 7/2022.

Trong khi đó,47% số người được hỏi nói rằng Mỹ nên "hối thúc Ukraine đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt để các hộ gia đình Mỹ không phải trả giá quá đắt cho giá xăng và lương thực, ngay cả khi điều đó có nghĩa là Ukraine sẽ mất một số vùng lãnh thổ”.

Sự suy giảm ủng hộ của công chúng Mỹ diễn ra trong bối cảnh cuộc phản công kéo dài nhiều tháng, trong đó các lực lượng Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ rộng lớn, bao gồm cả thành phố Kherson quan trọng về mặt chiến lược ở phía Đông.

Nhưng những thắng lợi trên chiến trường của Ukraine đã bị hạn chế bởi các cuộc không kích dữ dội từ Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của họ.

Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Mỹ đã gửi gần 32 tỷ USD viện trợ cho Kiev, trong đó có khoản 400 triệu USD hỗ trợ quân sự bổ sung và 53 triệu USD viện trợ cho các thiết bị năng lượng rất thiết yếu vào tháng 11 vừa qua.

Trong khi vẫn còn nhiều người Mỹ nói chung ủng hộ việc Washington tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine, sự ủng hộ giữa các đảng viên Cộng hòa đang giảm dần. Hiện chỉ có 33% đảng viên Cộng hòa đồng ý tiếp tục viện trợ kéo dài,so với 61% đảng viên Dân chủ và 46% đảng viên độc lập.

Mức độ ủng hộ của các đảng viên Cộng hòa đối với việc Mỹviện trợ quân sự cũng giảm: hiện chỉ có 55% là ủng hộ so với 68% vào tháng 7 và 80% vào tháng 3/2022. Tương tự, 50% đảng viên Cộng hòa ủng hộ Mỹhỗ trợ kinh tế, giảm so với64% trong tháng 7 và 74% trong tháng 3 năm nay.

Cuộc khảo sát trên cũng cho thấy sự ủng hộ của đảng viên Dân chủ đối với Ukraine tương đối không thay đổi kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột.

Bất chấp những ưu thếgần đây của Ukraine trên chiến trường, quan điểm của người Mỹ về việc ai sẽ chiến thắng trong cuộc xung đột cũng bị chia rẽ, với 46% số người được hỏi cho rằng cuộc xung đột đang đi vào bế tắc.

Trong khi 26% tin rằng Nga có lợi thế, 26% số người được hỏi khác cho rằng Ukraine đang chiếm ưu thế hơn.

Mỹ từ lâu cho biết Ukraine có quyền quyết định xem liệu họ có sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hòa bình hay không và khi nào thì tùy thuộc vào Kiev, nhưng Tổng thống Joe Biden tuần trước cho biết ông sẵn sàng gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin nếu nhà lãnh đạo Nga "sẵn sàng tìm kiếm các cuộc đàm phán hòa bình để kết thúc xung đột”.

"Nhưng đến nay, ông ấy (Tổng thống Putin) vẫn chưa làm điều đó”, ông Biden nói.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục