Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/12, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khoản viện trợ mới trị giá 2,5 tỷ USD cho an ninh lương thực ở châu Phi.


Người dân lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở Baidoa, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Mỹ quy tụ khoảng 50 nhà lãnh đạo các nước châu Phi. Theo thông cáo báo chí được đưa ra trong hội nghị, Mỹ và Liên minh châu Phi (AU) đã quyết định thiết lập một "quan hệ đối tác chiến lược" đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới đang trở nên trầm trọng hơn do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thông báo về viện trợ của Mỹ được đưa ra ngay trước phiên làm việc về tình trạng mất an ninh lương thực. Khoản viện trợ trên vừa là hỗ trợ khẩn cấp, vừa là hỗ trợ trung và dài hạn nhằm củng cố hệ thống lương thực ở châu Phi. Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ đã cung cấp gần 11 tỷ USD viện trợ lương thực nhân đạo cho các nước châu Phi trong năm nay. Theo Liên hợp quốc, vùng Sừng châu Phi đang bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng sau nhiều năm hạn hán mặc dù đã tránh được việc nạn đói lan rộng. 

Tại lễ bế mạc hội nghị, Tổng thống Biden cũng cho biết ông sẽ sớm thực hiện chuyến thăm tới khu vực châu Phi cận Sahara, nhằm tăng cường quan hệ giữa Mỹ với châu lục này. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông Biden tới khu vực châu Phi cận Sahara trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của mình. Trước đó, ông đã có chặng dừng chân ngắn ở Ai Cập vào tháng 11 để tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), diễn ra tại thành phố Sharm El Sheikh.

Bên lề hội nghị, Tổng thống Biden cũng đã có cuộc gặp với lãnh đạo 6 quốc gia châu Phi gồm CHDC Congo, Gabon, Liberia, Madagascar, Nigeria và Sierra Leone, nhằm thảo luận về các cuộc bầu cử sẽ diễn ra tại các nước này trong năm 2023. Thông báo của Nhà Trắng được đưa ra sau cuộc gặp trên cho biết Mỹ sẽ viện trợ hơn 165 triệu USD để hỗ trợ tổ chức các cuộc bầu cử và quản trị tốt hơn ở châu Phi trong năm tới.

Trong cuộc gặp này, Tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ ủng hộ việc AU gia nhập Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với tư cách là thành viên thường trực. Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm khôi phục lại quan hệ với châu Phi, khu vực đã bị "nhường chỗ" cho những ưu tiên khác của Washington trong những năm gần đây. Hiện Nam Phi là nước châu Phi duy nhất là thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong khi AU bao gồm 55 nước thành viên.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi được xem là một trong những nỗ lực làm mới và củng cố quan hệ với các quốc gia "Lục địa đen" của chính quyền Tổng thống Biden. Trước đó, vào năm 2014, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tổ chức một hội nghị tương tự. Chính quyền Mỹ đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước châu Phi trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này diễn ra ngày càng quyết liệt.


Theo TTXVN

Các tin khác


Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục