Các nhà đàm phán Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/12 đã đạt được thỏa thuận về việc cải cách thị trường carbon của khối, vốn là công cụ chính sách chủ chốt của EU trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.



Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong tuyên bố, Bộ trưởng Môi trường CH Séc (nước đang là Chủ tịch luân phiên EU), ông Marian Jurecka nhấn mạnh thỏa thuận sẽ cho phép EU đáp ứng các mục tiêu về khí hậu trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đồng thời đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho người lao động và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương nhất.

EU đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm 55% lượng khí thải so mức ghi nhận năm 1990, đóng góp đáng kể cho nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, thị trường carbon của EU cần được cải cách để cắt giảm khí thải nhanh hơn, yêu cầu khoảng 10.000 nhà máy điện và nhà máy công nghiệp mua giấy phép phát thải CO2.

Các nhà đàm phán bất đồng về thời điểm chấm dứt cấp giấy phép phát thải CO2 miễn phí mà EU dành cho các ngành công nghiệp của khối để bảo vệ họ trước sự cạnh tranh của các nước ngoài khối. Số lượng những giấy phép này sẽ giảm xuống khi EU áp thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu – biện pháp được đưa ra để bảo vệ các công ty của EU trước các đối thủ ngoài khối.

Trong một thông báo, Hội đồng châu Âu cho biết sau 30 giờ đàm phán, bắt đầu từ ngày 16/12, các nhà đàm phán đã nhất trí nâng mục tiêu cắt giảm khí thải ở các ngành trong Hệ thống Thương mại khí thải châu Âu lên tổng cộng 62% vào năm 2030. Họ cũng quyết định điều chỉnh tổng mức trần phát thải trong 2 năm tới lần lượt là 90 và 27 triệu tín chỉ carbon, đồng thời mức trần này giảm 4,3%/năm từ năm 2024 - 2027 và 4,4% từ năm 2028 - 2030. Một quỹ xã hội vì khí hậu sẽ được lập để hỗ trợ các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và những người lái xe dễ bị tổn thương nhất đối phó với tác động của thị trường mua bán phát thải của EU. 

Thỏa thuận trên vẫn cần được Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu chính thức thông qua.

Theo TTXVN

Các tin khác


Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục