Các hãng hàng không của Mỹ và châu Âu được cho là hưởng lợi từ nhu cầu du lịch bùng nổ đến Trung Quốc sau khi nước này mở cửa biên giới trở lại. Tuy nhiên, quá trình phê duyệt các tuyến bay, xuất hiện các quy định xét nghiệm COVID-19 mới và không đủ máy bay kích thước lớn tiếp tục là rào cản đối với việc tăng doanh số bán hàng của các hãng hàng không này.


Máy bay của hãng hàng không Southern Airlines tại sân bay ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Du lịch đang quay trở lại Trung Quốc sau khi nước này kết thúc chính sách cách ly bắt buộc từ ngày 8/1. Theo dữ liệu từ công ty du lịch ForwardKeys, do nguồn cung hạn chế, giá vé máy bay khởi hành từ Trung Quốc hiện cao hơn 160% so với trước đại dịch.

Luật sư Jinying Zhan (50 tuổi) làm việc tại Iowa cho biết ông đã trả 1.600 USD cho vé một chiều vào tháng 12 để trung chuyển qua Dubai và bay đến Quảng Châu.

"Tôi chưa gặp gia đình mình trong suốt 3 năm qua, nên tôi sẽ trở về vào dịp Tết Nguyên đán cùng các chị của mình. Vé máy bay thực sự rất đắt", luật sư Zhan chia sẻ trước đại dịch, ông thường chỉ phải trả từ 1.000 đến 1.500 USD cho một chuyến bay thẳng từ Chicago.

Theo tìm kiếm của Reuters trên website của hãng hàng không, giá vé khứ hồi từ San Francisco đến Thượng Hải của hãng hàng không United Airlines cho chuyến đi kéo dài một tuần vào đầu tháng 3 có giá 3.852 USD ở hạng phổ thông và 18.369 USD ở hạng thương gia.

Dữ liệu của Cirium cho thấy các hãng hàng không toàn cầu chỉ chạy 11% mức công suất của năm 2019 cho các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc vào tháng 1, nhưng con số này dự kiến đạt 25% vào tháng 4.

Website đặt phòng Expedia nhận thấy các lượt tìm kiếm giữa Mỹ-Trung Quốc và châu Âu-Trung Quốc tăng gấp đôi sau thông báo mở cửa trở lại.

So với các hãng bay của Mỹ và châu Âu, các hãng hàng không Trung Quốc, với đội ngũ nhân viên dồi dào và máy bay thân rộng, cùng lợi thế về chi phí và thời gian rút ngắn hơn với đường bay trực tiếp qua không phận Nga được kỳ vọng sẽ là bên chiến thắng.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại diễn ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 gia tăng đã khiến Mỹ, Nhật Bản và các nước khác yêu cầu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 âm tính đối với những người từ Trung Quốc đến, từ đó cản trở việc đi lại.

Các nguồn tin trong ngành cho biết do cần phải có sự chấp thuận theo quy định từ cả hai quốc gia để bổ sung các chuyến bay và vào thời điểm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, việc đưa công suất các chuyến bay hoạt động trở lại như trước thời kỳ đại dịch sẽ bị hạn chế trong ngắn hạn.

Theo dữ liệu của Cirium, hãng hàng không United có 584 chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc vào tháng 1/2019, hiện chỉ có thể khai thác bốn chuyến/tuần từ Mỹ sang Trung Quốc đại lục. Hãng hàng không United cho biết họ có thể cung cấp thêm các dịch vụ song mọi thứ vẫn đang chờ chính phủ hai bên cho phép.

Kể từ ngày 4/1, ba hãng hàng không Air China, Hainan Airlines và China Southern Airlines đã đệ trình lịch trình lên Bộ Giao thông vận Mỹ đề xuất tăng chuyến bay hàng ngày trên một số tuyến.

Tuần này, hãng hàng không American Airlines cho biết họ sẽ khai thác đường bay thẳng từ Dallas đến Thượng Hải 2 lần/tuần kể từ tháng 3, bỏ điểm trung chuyển hiện tại ở Seoul. Tuy nhiên, các chuyến bay khác vẫn đang bị tạm ngưng do đánh giá nhu cầu thị trường còn thấp và vướng mắc các quy định của chính phủ.

Nhà phân tích Alex Irving của Bernstein cho biết Trung Quốc, từng chiếm khoảng 5% đến 6% các chuyến du lịch đường dài từ châu Âu vào năm 2019, cũng là thị trường trọng điểm của một số hãng vận tải châu Âu, bao gồm Lufthansa của Đức.

Không chỉ chờ đợi thủ tục cấp chuyến bay và các quy định xét nghiệm COVID-19 mới, việc các hãng hàng không không còn sử dụng các mẫu máy bay lớn khi giao thông quốc tế sụt giảm trong đại dịch cũng đã làm hạn chế việc tiếp nhận số lượng khách có nhu cầu di chuyển. George Dimitroff, nhà phân tích của Cirium, cho biết các hãng hàng không châu Âu và Mỹ có thể ưu tiên các máy bay thân rộng cho các chuyến du lịch xuyên Đại Tây Dương từ mùa hè này để đáp ứng nhu cầu mới của Trung Quốc.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục