Diện tích băng bao phủ Nam Đại Dương đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 1 vừa qua, càng khiến Trái Đất có nguy cơ tiếp tục ấm hơn.

Chú thích ảnh

Vết nứt tại thềm băng Larsen C ở Nam Cực. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo công bố ngày 8/2, các nhà khoa học tại cơ quan theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S, cho biết trong tháng 1, diện tích băng mới ở Nam Đại Dương thấp hơn 31% so với bình thường và thấp hơn nhiều so với kỷ lục trước đó về diện tích băng trong tháng 1 hằng năm.

Diện tích băng ở Bắc Cực cũng thấp hơn khoảng 4% so với mức trung bình, mức thấp thứ 3 trong lịch sử ghi chép diện tích băng vào các tháng 1 trước đó.

Tháng 1 năm nay cũng là tháng 1 nóng thứ ba trong lịch sử tại châu Âu. Trong đó, nhiệt độ ngày 1/1 ghi nhận tại một số vùng ở châu Âu đã lên các mức cao chưa từng thấy.

Theo các nhà khoa học, dù tình trạng băng tan chưa gây tác động rõ rệt với mực nước biển vì băng vốn đã tồn tại trong nước đại dương nhưng đây là hiện tượng đáng lo ngại vì góp phần làm nghiêm trọng tình trạng ấm lên toàn cầu. Băng có màu trắng có thể phản nhiệt, đẩy 90% lượng nhiệt từ Mặt Trời trở lại không trung. Nếu băng tan, thay bằng nước biển sẫm màu không đóng băng, nước sẽ hấp thụ lượng nhiệt nêu trên.

Trên toàn cầu, năm 2022 là năm nóng thứ 5 hoặc thứ 6 trong lịch sử dù hiện tượng tự nhiên La Nina kéo dài đã góp phần làm mát Trái Đất. Châu Âu cũng đã trải qua mùa hè nóng nhất từ trước tới nay, khiến các đợt hạn hán và cháy rừng xảy ra tại châu lục trở nên nghiêm trọng hơn. Theo Copernicus, nhiệt độ ở hầu hết các vùng tại châu Âu đều cao hơn mức nhiệt trung bình trong tháng trước, trong đó có cả vùng Balkan và Đông Âu đã trải qua ngày 1/1 ấm nhất trong lịch sử. Trong khi đó, nhiệt độ tại các vùng khác trên thế giới như miền Đông nước Mỹ, Canada và Mexico cũng ấm hơn.

Phó Giám đốc C3S Samantha Burgess cho rằng những mức nhiệt khắc nghiệt nêu trên là dấu hiệu rõ ràng về những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu với nhiều khu vực và cũng có thể hiểu đây là một dấu hiệu cảnh báo khác về những hình thái thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong tương lai. C3S kêu gọi các bên liên quan trên toàn cầu và ở từng khu vực cần hành động nhanh chóng để giảm tốc độ tăng nhiệt toàn cầu.


Theo báo Tin tức

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục