Ngày 9/2, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã tới Thái Lan, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này với trọng tâm củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực năng lượng, kinh tế và cùng tìm biện pháp đẩy mạnh quá trình phục hồi sau đại dịch của cả hai nước.



Lễ đón Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại tòa nhà chính phủ Thái Lan.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau buổi hội đàm giữa Thủ tướng hai nước tại Tòa nhà Chính phủ, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha khẳng định Thái Lan và Malaysia cần hợp tác chặt chẽ hơn nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho nhân dân hai nước trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Cả hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi quan điểm về các thách thức trong khu vực và trên thế giới hiện nay, đồng thời bày tỏ sự hài lòng về mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Thái Lan và Malaysia. Hai ông tái khẳng định cam kết của mình trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác song phương ở tất cả các cấp và tìm kiếm sự hợp tác mới để đưa khu vực biên giới giữa Thái Lan và Malaysia trở thành một "Vùng đất Vàng” hòa bình và thịnh vượng.

Ông Prayut đã thông báo 5 nội dung mà hai bên đã nhất trí trong cuộc hội đàm. Về kết nối, Thái Lan và Malaysia sẽ nỗ lực tạo thuận lợi hơn nữa cho việc di chuyển qua biên giới bằng cách đẩy nhanh các dự án xây dựng con đường nối giữa tỉnh Songkhla của Thái Lan, một trạm kiểm soát hải quan của Malaysia và cây cầu Ko Lok mới. Thứ hai, hai bên nhất trí thúc đẩy thương mại xuyên biên giới với mục tiêu đưa tổng giá trị lên tới 30 tỷ USD vào năm 2025 và thảo luận về việc tìm cách nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

Nội dung thứ ba được hai bên đề cập tới là phương thức để phát triển biên giới, thí dụ như thành lập một khu vực kinh tế đặc biệt để thu hút đầu tư lâu dài. Ông Prayut nói: "Hôm nay, chúng tôi đã đưa ra Chiến lược Phát triển chung cho các khu vực biên giới, từ đó lập một kế hoạch hành động thực tiễn trong một khung thời gian thực tế. Chúng tôi cũng đã thảo luận về các chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp như cao su, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ”.

Cuối cùng, hai bên nhất trí khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và nghiên cứu sáng tạo. Đồng thời tái khẳng định cam kết phát huy vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong việc vượt qua các thách thức địa lý toàn cầu, biến đổi chính trị, kinh tế-xã hội.

Về phần mình, ông Anwar cam kết "sẽ làm tất cả những gì cần thiết” để thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho các xung đột ở miền nam Thái Lan. Ông Anwar nhấn mạnh, các nhóm ly khai là vấn đề nội bộ của Thái Lan nhưng khẳng định Malaysia sẽ làm hết sức để giúp tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Ông nói: "Nhiệm vụ của chúng tôi, với tư cách là một người hàng xóm và một gia đình tốt, là làm bất cứ điều gì được yêu cầu và cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này”.

Ông Prayut khẳng định sự hợp tác sẽ giúp giải quyết vấn đề tại các tỉnh bất ổn, đặc biệt sẽ giúp kinh tế phát triển tốt hơn và cải thiện kết nối giữa hai nước.

Thủ tướng Thái Lan và Malaysia đã cùng chứng kiến lễ ký kết bốn biên bản ghi nhớ với nội dung đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng điện, năng lượng tuần hoàn và kinh tế kỹ thuật số. Đây là những lĩnh vực được coi như chìa khóa trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững cũng như mô hình kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (BCG) của cả hai nước.


                                    TheoNhandan

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục