Giá dầu mỏ tại châu Á đã giảm trong phiên giao dịch sáng 22/5 do tâm lý thận trọng liên quan đến các cuộc đàm phán về trần nợ công tại Mỹ và lo ngại về sự phục hồi nhu cầu tại Trung Quốc, trong lúc thị trường nhận được sự hỗ trợ khi nguồn cung từ Canada và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nước đồng minh (còn gọi là OPEC+) giảm.


Bơm xăng cho ô tô tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 48 cent Mỹ, hay 0,6%, xuống 75,1 USD/thùng vào lúc 9h sáng (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7 giảm 45 xu Mỹ, hay 0,6%, xuống 71,24 USD/thùng. Yếu tố chính tác động đến giá dầu trong tuần này vẫn là các cuộc đàm phán về trần nợ tại Mỹ sẽ được nối lại trong ngày 22/5. Mỹ hiện là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư cũng quan ngại về sự phục hồi nhu cầu của Trung Quốc khi các số liệu được công bố 2 tuần qua yếu. Nếu thị trường nhà ở tiếp tục giảm sút và các nhà hoạch định chính sách không hành động, nguy cơ giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ gia tăng, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ và nhu cầu dầu thô. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu và là nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới.

Tuần trước, cả hai loại dầu tăng khoảng 2%, tuần tăng đầu tiên trong 5 tuần, sau khi cháy rừng làm giảm đáng kể nguồn cung dầu thô từ Alberta, Canada. Ngoài ra, quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+ bắt đầu có hiệu lực trong tháng này cũng gây tác động đến thị trường. Theo JP Morgan, tổng lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ từ OPEC+ giảm 1,7 triệu thùng vào ngày 16/5.

Vấn đề trần nợ công tại Mỹ cũng tác động đến thị trường chứng khoán châu Á khiến chứng khoán khởi động tuần mới khá trái chiều. Mở cửa phiên giao dịch 22/5, chỉ số chứng khoán Nhật Bản xuống thấp hơn và đi theo đà giảm của chứng khoán Phố Wall, nơi các nhà đầu tư đang không hài lòng vì các cuộc đàm phán ở Mỹ thiếu tiến triển để tránh khả năng vỡ nợ. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 0,31% (tương đương 94,69 điểm) xuống 30.713,66 điểm vào đầu phiên giao dịch.

Ngược lại, chứng khoán Hàn Quốc tăng cao hơn vào sáng 22/5 với nhóm cổ phiếu ô tô và công nghệ có giá trị vốn hóa lớn dẫn đầu, khi các cuộc đàm phán về trần nợ tại Mỹ dự kiến sẽ sớm được nối lại. Chỉ số Kospi tại Seoul tăng 0,36% (9,18 điểm) lên 2.546,97 điểm trong 15 phút giao dịch đầu tiên.

Tại Trung Quốc, các chỉ số chính tăng giảm đan xen với chứng khoán Hong Kong mở cửa cao hơn một chút. Chỉ số Hang Seng tăng 0,15% (28,49 điểm) lên 19.479,06 điểm vào đầu phiên. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải lại giảm 0,15% (4,95 điểm) xuống 3.278,60 điểm.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Toshiyuki Kanayama của công ty dịch vụ tài chính Monex cho biết thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc ngày 19/5 trong "sắc đỏ" lần đầu tiên sau ba ngày, do tin tức rằng các cuộc đàm phán trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa đã thất bại. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về khả năng giới chức Mỹ sớm đạt được một thỏa thuận và khiến chứng khoán Phố Wall mất điểm.

Dự kiến, Tổng thống Joe Biden sẽ gặp lãnh đạo đang Cộng hòa ở Hạ viện Kevin McCarthy trong ngày 22/5 (giờ địa phương) để thảo luận trực tiếp. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nhắc lại rằng ngày 1/6 vẫn là "hạn chót cứng" để nâng trần nợ. Nếu không, chính phủ có thể sẽ cạn kiệt ngân sách và không thể đáp ứng tất cả các cam kết của mình cho đến ngày 15/6, khi nhiều khoản thu thuế đến hạn.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục