Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga


Thủ tướng Hungary nói Ukraine khó có thể gia nhập EU vì xung đột.

Theo hãng tin AP ngày 30/9, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng EU bắt đầu đàm phán sớm để Ukraine gia nhập khối, nói rằng việc khởi động quá trình gia nhập với một quốc gia đang có xung đột là không thực tế.

Phát biểu với đài phát thanh nhà nước Hungary, ông Orbán lưu ý rằng cần có sự nhất trí giữa 27 quốc gia thành viên EU để kết nạp một quốc gia mới vào khối. Thủ tướngOrbán nêu rõ, trong trường hợp ở Hungary, Ukraine sẽ cần quốc hội nước này chấp thuận, khi Kiev có tham vọng gia nhập EU trong vòng hai năm.

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái - một quyết định nhanh chóng bất thường đối với EU trong bối cảnh quốc gia Đông Âu này đang có xung đột với Nga. Các nhà lãnh đạo EU dự kiến ​​sẽ quyết định xem có nên mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12 nàyhay không.

Hungary, quốc gia đã bị đóng băng một số quỹ của EU do các cáo buộc liên quan đến vấn đề pháp quyền và tham nhũng, đã bất đồng với Kiev về quyền của người dân tộc Hungary thiểu số ở miền Tây Ukraine.

Mặc dù đã tiếp nhận người sơ tán, tị nạn Ukraine, nhưng nước này – một trong số ít quốc gia trong EU - vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Moskva và có quan điểm phản đối việc cung cấp vũ khí cho Kiev.

Gần đây, trong khi EU dỡ bỏ lệnh cấm đối với ngũ cốc Ukraine nhưng Ba Lan và Hungary chuyển sang áp đặt các hạn chế đơn phương.

Trong một tuyên bố mới nhất, ông Orbán cho biết EU "sẽ phải trả lời những câu hỏi rất dài và khó cho đến khi chúng tôi có thể quyết định xem có nên bắt đầu đàm phán hay không”.

"Khi chúng tôi thảo luận về tương lai của Ukraine tại Brussels vào mùa thu này, chúng tôi sẽ không thể tránh khỏi câu hỏi liệu chúng tôi có thể suy nghĩ nghiêm túc về tư cách thành viên của một quốc gia như vậy hay không”, Thủ thướng Hungary cảnh báo.

Đầu tuần này, Thủ tướng Orbán nói trước Quốc hội Hungary rằng chính phủ nước này sẽ "không hỗ trợ Ukraine trong bất kỳ vấn đề quốc tế nào” cho đến khi quyền ngôn ngữ của người thiểu số Hungary ở miền Tây Ukraine được khôi phục.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục