Ngày 13/3, một số nhà tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương kỷ lục, một trong những tín hiệu cho thấy các công ty đang thoát dần tư duy giảm phát dẫn đến thời kỳ tăng trưởng kinh tế trì trệ của nước này thường được gọi là "những thập kỷ mất mát”.


Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, mỗi mùa xuân, các công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp lại tổ chức các cuộc đàm phán - được gọi là "shunto” để ấn định mức lương hàng tháng trước khi bắt đầu năm tài chính của Nhật Bản vào tháng 4. Năm nay, các doanh nghiệp lớn hầu hết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của liên đoàn lao động.

Trong đó, Nippon Steel thậm chí đã đáp ứng vượt yêu cầu của công đoàn khi đưa ra mức tăng lương tháng kỷ lục 35.000 yen (237 USD), tương đương 14%. Công ty cho biết: "Điều cần thiết là phải đảm bảo giữ những nhân tài triển vọng và giúp tất cả nhân viên làm việc hiệu quả hơn.”

Toyota không tiết lộ chi tiết về việc tăng lương nhưng cho biết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công đoàn. Liên đoàn công nhân Toyota Motor đã yêu cầu một khoản tiền thưởng kỷ lục tương đương 7,6 tháng lương với lý do dự báo lợi nhuận hoạt động theo năm trong năm tài chính hiện tại sẽ đạt 4.500 tỷ yen (30 tỷ USD) - cao nhất trong lịch sử. Công đoàn cũng đã đề xuất các yêu cầu cụ thể cho từng loại công việc với mức tăng lương hằng tháng lên tới 28.440 yen (193 USD).

Hitachi và Toshiba cho biết đã có mức tăng lương lớn nhất kể từ khi thể thức đàm phán hiện nay được áp dụng vào năm 1998.

Theo Hội đồng Công đoàn Thợ kim loại Nhật Bản (JCM), một liên minh của các công đoàn trong ngành, 87,5% tổ chức thành viên có yêu cầu đã được đáp ứng đầy đủ hoặc vượt mong đợi.

Chỉ có khoảng 16% công nhân ở Nhật Bản là thành viên công đoàn, nhưng các nhà kinh tế đánh giá các cuộc đàm phán năm nay như một dấu hiệu quan trọng cho thấy những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Lạm phát cơ bản đã ở mức 2% hoặc cao hơn trong gần 2 năm, tuy nhiên Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda đã nhấn mạnh rằng cần phải có một "chu kỳ lành mạnh” về tăng lương và giá cả để đạt được mục tiêu ổn định, điều này sẽ mang lại cho ngân hàng trung ương tự tin để bắt đầu tăng lãi suất.  

Do tình trạng giảm phát, trong 3 thập kỷ qua, nhiều công ty Nhật Bản chỉ đưa ra mức tăng lương dựa trên thâm niên, gắn liền với số năm nhân viên đã làm việc tại công ty. Làn sóng tăng lương hiện nay mạnh mẽ hơn nhiều, bao gồm cả việc lương tăng bất kể thâm niên. Trong cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp và liên đoàn lao động ngày 13/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết các cuộc đàm phán "đã tạo ra xu hướng tăng lương mạnh mẽ vượt xa mức tăng của năm 2023”.

Nguyên nhân tăng lương là do tình trạng thiếu lao động trầm trọng và lạm phát kéo dài. Việc đồng yen suy yếu thúc đẩy lợi nhuận của các công ty xuất khẩu cũng giúp các nhà tuyển dụng lớn dễ dàng cam kết tăng lương cao hơn. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản trầm trọng đến mức khó thu hút được người lao động nếu không tăng lương.

Theo Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản - Rengo, trong cuộc đàm phán năm nay, các công đoàn lao động đang yêu cầu tăng lương trung bình 5,85%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1993.


Theo TTXVN

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục