Theo hãng tin Reuters, ngày 4/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết rằng ông đang cân nhắc bổ nhiệm một nhân vật vào vị trí Cố vấn An ninh quốc gia đang được kiêm nhiệm bởi Ngoại trưởng Rubio.


Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu.

Theo đó, ông tiết lộ có thể bổ nhiệm Phó chánh văn phòng Stephen Miller làm tân Cố vấn an ninh quốc gia và dự kiến việc ​​bổ nhiệm người kế nhiệm sẽ tiến hành trong vòng sáu tháng. Tổng thống Trump đưa ra bình luận này khi phát biểu với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một.

Trước đó vào ngày 1/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lần đầu tiến hành thay đổi lớn trong Nội các kể từ khi lên nắm quyền nhiệm kỳ hai từ giữa tháng 1 vừa qua. Ông Trump đã đề cử Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc. Đồng thời, ông cũng bổ nhiệm Ngoại trưởng Marco Rubio kiêm nhiệm vị trí Cố vấn An ninh quốc gia trong thời gian tìm người khác thay thế ông Waltz.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Trump nêu rõ: "Ông Waltz đã làm việc chăm chỉ để đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu... Trong thời gian tạm thời trước mắt, Ngoại trưởng Marco Rubio sẽ giữ chức Cố vấn An ninh quốc gia trong khi vẫn tiếp tục vai trò lãnh đạo của mình tại Bộ Ngoại giao Mỹ".Theo đó, ông Rubio sẽ trở thành người đầu tiên đồng thời đảm nhiệm cả hai chức vụ Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh quốc gia kể từ thời ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng và là cựu Cố vấn An ninh quốc gia của Mỹ vào những năm 1970.

Theo một nguồn tin ngoại giao, ông Waltz từng được các đối tác của Mỹ ở châu Âu và châu Á đánh giá là người ủng hộ mạnh mẽ các liên minh truyền thống của Mỹ như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hồi tháng 3 vừa qua, ông Waltz – cựu nghị sĩ bang Florida và từng tham gia Lực lượng Đặc nhiệm Lục quân Mỹ – vướng vào một sự cố rò rỉ thông tin trên ứng dụng Signal trao đổi thông tin giữa các trợ lý an ninh cấp cao về phối hợp chiến dịch oanh kích các mục tiêu của lực lượng Houthi ở Yemen.

Truyền thông Mỹ đưa tin cả ông Waltz và cấp phó Alex Wong đều phải rời vị trí của mình tại Nhà Trắng. Việc ông Waltz được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cần phải được Thượng viện Mỹthông qua.

Trước đây, vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ từng được Tổng thống Trump nhắm cho Hạ nghị sĩ Cộng hòa Elise Stefanik nhưng sau đó đã rút lại hôm 27/3. Hiện Mỹ vẫn chưa có Đại sứ mới tại Liên hợp quốc sau khi bà Linda Thomas-Greenfield thôi giữ chức vụ hôm 20/1, đúng ngày ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2.

Theo Wall Street Journal ngày 2/5, sự ra đi bất ngờ của ông Mike Waltz khỏi vị trí Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ trong chính quyền Tổng thống Donald Trump không chỉ đơn thuần là một vụ "sai sót kỹ thuật". Bên dưới quyết định nhân sự tưởng chừng đơn giản ấy là một cuộc cạnh tranh quyền lực âm thầm nhưng dữ dội trong lòng chính quyền Trump – nơi các phe phái chính trị đang tranh giành ảnh hưởng về định hướng đối ngoại của nước Mỹ trong nhiệm kỳ tới.

Ông Waltz là một trong những nhân vật tiêu biểu cho đường lối đối ngoại cứng rắn của chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên. Ông cùng các cộng sự như Alex Wong – cựu trợ lý của Thượng nghị sĩ Tom Cotton – là những "diều hâu"kiên định trong lập trường với các nước như Iran, Nga và Trung Quốc. Chính họ đã góp phần định hình nên chính sách đối đầu, gia tăng áp lực kinh tế và quân sự với các quốc gia này trong giai đoạn 2016–2020.

Vì vậy, sự ra đi của ông Waltz không chỉ là một tín hiệu cá nhân, mà còn là sự điều chỉnh nhằm một phe nhóm chính trị trong nội bộ đảng Cộng hoà – những người tin rằng Mỹ nên tiếp tục chính sách "gây sức ép tối đa" với các đối thủ chiến lược.

Tuy nhiên, việc"vô tình"đưa một phóng viên vào nhóm trò chuyện trên ứng dụng Signal về tình hình Houthi chỉ là cái cớ. Giới quan sát chính trị tại Mỹ đồng thuận rằng, nguyên nhân sâu xa hơn là do cuộc tranh giành ảnh hưởng trong nội bộ phong trào MAGA (Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại).

Một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong việc gây áp lực đòi "sa thải" ông Waltz chính là Laura Loomer – nhà hoạt động cực hữu, từng nổi tiếng với các thuyết âm mưu và nay là "kiểm duyệt viên không chính thức” trong chính quyền Trump. Bà đã công khai "khoe chiến tích"loại bỏ Alex Wong trên mạng xã hội, gọi đây là một "SCALP"(ám chỉ một chiến thắng chính trị).


Theo Baotintuc

Các tin khác


Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Thị trường đất hiếm và các khoáng sản quan trọng đang trở thành một trận địa nóng bỏng. Sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt ở khâu chế biến, đã biến đất hiếm thành thứ vũ khí sắc bén, buộc Mỹ, châu Âu và các đồng minh phải tìm kiếm giải pháp thay thế đầy thách thức.

Reporte Asia phân tích kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trang Reporte Asia - nền tảng thông tin uy tín về châu Á tại Mỹ Latinh - gần đây đăng bài phân tích sâu về hành trình phát triển của Việt Nam qua 3 giai đoạn lịch sử: Thời kỳ độc lập dân tộc (1945-1986), Thời kỳ Đổi mới và phát triển (1986-2025) và đang bước vào Thời kỳ chấn hưng.

Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về đại lễ 30/4 của Việt Nam

Các sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam được quan tâm, đưa đậm nét trên báo chí quốc tế.

50 năm Thống nhất đất nước: Reporte Asia ca ngợi chiến thắng lịch sử của Việt Nam

Reporte Asia – trang tin điện tử tiếng Tây Ban Nha chuyên cập nhật các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, vừa đăng tải bài viết dài ca ngợi ý nghĩa vĩ đại của Chiến thắng 30/4/1975, mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam.

Mỹ, Ukraine đồng loạt lên tiếng trước tuyên bố ngừng bắn của Tổng thống Putin

Theo tờ Kyiv Independent, ngày 28/4, phía Mỹ và Ukraine đã ngay lập tức lên tiếng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố về một lệnh ngừng bắn trong tháng 5.

Bất ngờ với tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Trump sau 100 ngày cầm quyền

Sau 100 ngày, Tổng thống Donald Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong số các tổng thống Mỹ suốt 80 năm qua, theo một cuộc khảo sát mới của ABC/Washington Post.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục