Thuỷ quân lục chiến Mỹ tham gia chiến dịch Marjah.

Thuỷ quân lục chiến Mỹ tham gia chiến dịch Marjah.

Được mở màn từ ngày 13.2, chiến dịch lớn tấn công sào huyệt Taliban tại Marjah, tỉnh Helmand do các lực lượng Afghanistan phối hợp với liên quân do NATO đứng đầu (ISAF) đã bước sang tuần thứ hai hôm 22.2.

Đây được coi là phép thử chiến thuật mới của NATO, chuẩn bị cho mục tiêu tấn công tiếp theo nhiều khả năng là Kandahar.

Từ vài tháng trước, giới chức quân sự Mỹ đã tỏ rõ ý định tấn công Marjah - mục tiêu chiến lược nằm cách thủ đô Kabul 610km về phía tây nam, nơi được coi là nguồn cung cấp chính của Taliban và cũng là trung tâm buôn lậu thuốc phiện.

15.000 quân đã được huy động tham gia chiến dịch Marjah - con số tham chiến lớn nhất từ trước tới nay tại Afghanistan. Trong đó có 7.500 quân Mỹ và Afghanistan tấn công thị trấn Marjah, trong khi lực lượng NATO tiến đánh cứ điểm Taliban tại tỉnh Helmand. Đây là chiến dịch chung NATO-Afghanistan lớn nhất kể từ khi chính thể Taliban sụp đổ năm 2001 và là chiến dịch lớn trên bộ đầu tiên kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố quyết định bổ sung 30.000 quân cho Afghanistan.

Trước chiến dịch, liên quân dự đoán có khoảng từ 400 đến 1.000 tay súng Taliban cố thủ tại sào huyệt này và chúng sẽ nhanh chóng tháo chạy, dọn đường cho kế hoạch vãn hồi quyền kiểm soát của chính quyền Kabul tại đây. Song thực tế lại khó khăn hơn nhiều, bởi đa số tay súng Taliban vẫn bám trụ lại với trang bị vũ khí tối tân hơn, tạo nên các điểm kháng cự quyết liệt ở nhiều nơi trong khu vực.

Theo thông báo của NATO, tính tới ngày 21.2 đã có 13 lính ISAF và ít nhất 1 lính Afghanistan thiệt mạng. Phía Mỹ dẫn nguồn tin tình báo cho hay đã tiêu diệt ít nhất 120 tay súng Taliban. Hiện các địa điểm chính của Marjah đã nằm dưới quyền kiểm soát của NATO và các lực lượng Afghanistan, tuy nhiên chiến dịch được dự đoán kéo dài ít nhất 30 ngày mới hoàn tất.

Phát biểu trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” của kênh truyền hình NBC trước đó, tướng David Petraeus - người chịu trách nhiệm giám sát cả hai khu vực chiến sự Afghanistan và Iraq - nói, Marjah mới là “loạt đạn khai mào” trong khuôn khổ chiến dịch lớn đánh hơn nhằm đẩy lui Taliban, dự kiến có thể kéo dài từ 12 tới 18 tháng.

Dựa trên phép thử Marjah, mục tiêu tiếp theo nhiều khả năng sẽ là Kandahar – nơi được coi là nôi quyền lực chính trị của Afghanistan. Đây vừa là quê hương của Hoàng gia Afghanistan trước đây, vừa là căn cứ của Mullah Omar - kẻ sáng lập ra Taliban. Gia đình Tổng thống Hamid Karzai cũng có gốc rễ từ Kandahar.

Ưu tiên hàng đầu của Taliban hiện vẫn đang là chiếm Kandahar. “Kandahar cũng có nghĩa là Afghanistan. Nếu chúng ta có Kandahar hoà bình, chúng ta sẽ có Afghanistan hoà bình” - ông Tooryalai Wesa - Thủ hiến tỉnh Kandahar - nêu rõ trong một cuộc trả lời phỏng vấn với dẫn chứng: “Lịch sử và nền chính trị luôn được xác định từ Kandahar”.

                                                                   Theo Báo Laodong

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục