Sau khi 58 thủy thủ đầu tiên được cứu sống từ thảm họa chìm tàu tuần tra Cheonan của hải quân Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải rạng sáng 27.3, vẫn chưa có thêm ai trong số 46 người mất tích còn lại được tìm thấy.

 

Mỹ và Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên không liên quan đến tai nạn này.

Ba nguyên nhân phỏng đoán

Đêm 26.3, một vụ nổ bí hiểm đã xảy ra trên tàu tuần tra Cheonan 1.200 tấn ở ngoài khơi bờ biển phía tây Hàn Quốc. Con tàu lúc đó đang đi tuần thường nhật cùng với các tàu khác ở vùng đảo Baengnyeong trên biển Hoàng Hải, gần biên giới trên biển với CHDCND Triều Tiên. Khoảng 3 tiếng sau vụ nổ, con tàu chìm dần.

Chưa ai biết nguyên nhân chính xác của vụ nổ. Các quan chức cho biết họ chỉ có thể tìm được nguyên nhân khi trục vớt được chiếc tàu vỡ, mà muốn vớt được chiếc tàu cỡ lớn như vậy phải mất ít nhất 20 ngày.

Trung sĩ Shin Eun-chong (24 tuổi), một trong những thủy thủ sống sót - kể lại rằng lúc đó anh đang trong ca trực đêm thì nghe tiếng nổ cực lớn như tiếng bom đằng sau. Tiếng nổ đã làm con tàu bị vỡ. Tàu nghiêng dần, kính của Shin văng đi mất khi anh ngã xuống sàn. Theo chỉ huy hỗn hợp quân đội, vụ nổ đã làm vỡ thân tàu Cheonan, làm tàu thủng đáy, chết máy, mất điện và khiến con tàu chìm khoảng 3 giờ sau đó.

Hiện giờ người ta phỏng đoán đến 3 khả năng gây thảm họa: Một vụ nổ bên trong tàu Cheonan do lỗi kỹ thuật, hoặc tàu đâm phải san hô hay vật thể lạ, hoặc tàu bị phía Triều Tiên tấn công. Mặc dù vị trí tàu Cheonan bị nạn rất gần với Triều Tiên, chỉ cách lãnh hải Triều Tiên 17km, song Hàn Quốc cho rằng có vẻ như Triều Tiên không liên quan đến thảm họa.

Tàu Cheonan giờ chỉ nổi lên một phần trước tàu cứu hộ.


Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, binh lính Hàn Quốc đã được lệnh báo động sẵn sàng. Mỹ cũng nói rằng họ không tin Triều Tiên đứng sau vụ nổ, bởi không có lý do trực tiếp nào và cũng không có dấu hiệu gì khả nghi. Vùng biển này gần biên giới tranh chấp, nên bất kỳ sự đột nhập nào của tàu Triều Tiên sẽ bị phát hiện dễ dàng. Hơn nữa, vùng nước này rất nông, nên tàu Triều Tiên hoạt động sẽ khó khăn.

Một số nhà phân tích cho rằng, nổ do hỏng hóc bên trong tàu Cheonan là rất khó xảy ra. Ngoài ra, tàu Cheonan rất thông thuộc vùng biển này, vì vậy khó mà nói nó đã đâm phải san hô. Các nhà phân tích cho là có thể tàu đã đâm phải mìn dưới đáy biển, có thể là mìn của Triều Tiên hay của chính Hàn Quốc.

Thủy thủ có thể sống sót 72 giờ

Tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển và trực thăng quân đội đã tích cực tìm kiếm ở vùng biển này, song sóng dữ và gió lớn đã làm chậm lại nỗ lực tìm kiếm. Thời tiết ngày 27.3 tốt hơn, nhưng hàng chục thợ lặn của quân đội, sau khi chỉ mới lặn được vài phút, đã phải rút lui do biển động mạnh. Thợ lặn cũng không thể tiếp cận được chiếc tàu chìm.

Đến sáng 28.3, Tổng thống Lee Myung-bak đã tổ chức 4 cuộc họp nội các khẩn cấp, ra lệnh cho các quan chức điều tra kỹ lưỡng vụ chìm tàu này và huy động mọi lực lượng tìm kiếm người sống sót. Bộ Quốc phòng cho biết, thủy thủ mắc kẹt trong thân tàu có thể sống sót được 72 giờ đồng hồ sau vụ nổ.

Ngày 27.3, hải quân Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc tường trình của những người sống sót cho khoảng 300 thân nhân của 46 thủy thủ mất tích. Một tàu tuần tra đưa 88 thân nhân tới vùng biển xảy ra thảm họa để chờ tin tức, nhưng họ phải trở lại căn cứ hải quân ở phía nam Seoul ngày hôm sau.

Các gia đình chờ tin tức người thân.


Đầm đìa trong nước mắt, các thân nhân vẫn bấu víu hy vọng sẽ tìm thấy người sống sót. Một số gia đình đã nổi giận với quân đội, buộc tội chính quyền giấu giếm tin tức. Họ cho biết, những người sống sót đã nói với họ rằng tàu Cheonan đã bị rò rỉ và cần sửa chữa. Họ kêu lớn “kẻ nói dối” và nhảy lên chiếc xe chở thuyền trưởng của tàu Cheonan được cứu sống khi chiếc xe bắt đầu chuyển bánh.

Đây là một trong những thảm họa tồi tệ nhất với hải quân Hàn Quốc. Năm 1974, một con tàu bị chìm ngoài khơi bờ biển phía đông nam trong bão lớn, làm chết 159 thủy thủ và lính tuần tra bờ biển.

                                                                            Theo Báo Laodong

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục