Ngày 14/4, hãng thông tấn Ria Novosti trích tin từ Điện Kremlin cho hay: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa thông qua chương trình phòng chống tham nhũng quốc gia giai đoạn năm 2010-2011.

Bản tuyên bố của Điện Kremlin nhấn mạnh: Chiến lược và kế hoạch chống tham nhũng quốc gia ở cấp độ Liên bang đã được đưa ra nhằm loại bỏ tệ nạn tham nhũng trong xã hội Nga .

Những bản báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở chính tại thủ đô Berlin, Đức liên tục cho thấy Nga là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng Chỉ số Tham nhũng (CPI - Corruption Perception Index) do tổ chức này công bố năm 2009 cho thấy, Nga đứng thứ 146 về chỉ số tham nhũng trong tổng số 180 quốc gia được xếp hạng, đứng sau một số nước như Togo, Pakistan và Libya. Mỹ đứng thứ 19 trong bảng xếp hạng này.

Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2009, tại Nga đã có tổng số 4.500 vụ tham nhũng được mang ra xét xử, với sự liên đới của 532 quan chức và 700 nhà thi hành luật.

Mới đây, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Nga Sergei Fridinsky cũng đưa ra một nhận định đáng lo ngại về tình trạng tham nhũng tại Nga khi cho biết, căn bệnh này đã lan đến cả lực lượng an ninh và vũ trang Nga với tỷ lệ các vụ tham nhũng liên quan tới những đối tượng phục vụ trong các lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng đáng kể trong năm 2010. Không chỉ dừng lại ở đó, quan chức này còn cho hay, nạn tham nhũng cũng đã để lại nhiều hậu quả nặng nề ở các lĩnh vực khá nhạy cảm như việc mua bán thiết bị quân sự, cung cấp nhà cửa và tiền trợ cấp cho quân nhân…

Số liệu thống kê do ông Frindinsky đưa ra cho thấy, trong năm 2009 đã có tổng số 534 quân nhân, trong đó phải kể đến một số quan chức quân đội cấp cao đã dính líu đến các vụ tham nhũng. Ngoài ra, Viện trưởng Viện kiểm soát quân sự Nga cũng tiết lộ thêm rằng, trong năm 2009, đã có khoảng 7.500 vụ tham nhũng liên quan tới lạm dụng quyền chức, hơn 2.000 quan chức bị trừng trị và 540 người trong số đó đã chính thức bị cảnh cáo vì tội danh tham nhũng”.

Ngày 23/3/2010, phát biểu tại một Hội thảo về quyền con người tại Moscow, Ủy viên nhân quyền của Tổng thống Nga, bà Ella Pamfilova cũng cho rằng nạn tham nhũng chính là một trong số những yếu tố cản trở phát triển xã hội Nga và căn bệnh này đã ăn sâu gốc rễ vào gần như tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội.

Bản tuyên bố của Điện Kremlin viết: “Giải pháp căn bản đối với tệ nạn tham nhũng bao gồm việc mở rộng nhận thức về pháp luật; hướng tới tương lai minh bạch hóa tối đa lĩnh vực công cũng như thông qua những chương trình hành động nhằm ngăn chặn tham nhũng ở tất cả các bang, các thành phố và các tổ chức tự điều chỉnh”.

Bên cạnh đó, Tổng thống Medvedev cũng nhấn mạnh, hiện tham nhũng đang là một trong những vấn đề nhức nhối hàng đầu trong xã hội Nga. Trước đó, hồi tháng 5/2009, ông Medvedev cũng đã ví tham nhũng là một căn bệnh trầm kha trong xã hội Nga và cần được loại bỏ./.

 

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục