Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phát biểu tại Hội nghị NPT hôm 3/5.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phát biểu tại Hội nghị NPT hôm 3/5.

Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) đã chính thức khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ).

 

Được tổ chức định kỳ 5 năm một lần, hội nghị kéo dài gần một tháng, bao gồm phiên tranh luận toàn thể và các cuộc thảo luận kín nhằm tăng cường chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế và cải thiện tình trạng an ninh và an toàn vật liệu hạt nhân cũng như các cơ sở liên quan.

Bác bỏ chính sách răn đe hạt nhân

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định: "Hiện thực hóa một thế giới không vũ khí hạt nhân luôn là ưu tiên cao nhất của LHQ và là khát khao cháy bỏng của nhân loại". Vì vậy, ông Ban Ki-moon đã bày tỏ mong muốn rằng, hơn 100 quốc gia tham gia hội nghị sẽ có những hành động quyết định để xây dựng một thế giới an toàn hơn.

Là một nước đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế về vấn đề hạt nhân, Iran đã tỏ thiện chí khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ramin Mehmanparast phát biểu trên kênh truyền hình vệ tinh Press TV, kêu gọi tất cả các nước có vũ khí hạt nhân phê chuẩn Hiệp ước NPT. Iran khẳng định ủng hộ mọi bước đi nhằm tiến tới loại bỏ vũ khí nguyên tử và thúc đẩy ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và hứa sẽ đưa ra những đề xuất "thực tế, công bằng và rõ ràng" nhằm đảm bảo an ninh thế giới.

Là tổ chức đứng ra giải quyết những vấn đề về tranh chấp hay phán xét hoặc quyết định các lệnh trừng phạt mà các nước đưa ra đối với một quốc gia khác xung quanh vấn đề hạt nhân, LHQ đã đưa ra 5 điều kiện then chốt để thúc đẩy thành công một thế giới không vũ khí hạt nhân. Trong đó, LHQ đặc biệt chú trọng tới việc bãi bỏ ngay chính sách răn đe hạt nhân từ các quốc gia phát triển và cấm mọi hình thức thử hạt nhân nhằm tiến tới loại trừ hoàn toàn loại vũ khí này. 

Và "cuộc đấu" giữa Mỹ - Iran

Nhìn chung, hội nghị lần này mang nhiều chuyển biến tích cực của các nước trong vấn đề hạt nhân. Trước hết là việc Mỹ lần đầu tiên đã minh bạch số đầu đạn hạt nhân đang nắm giữ (5.113 đầu đạn hạt nhân), giảm 84% so với thời kỳ đỉnh cao năm 1967. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton còn công bố một chiến dịch huy động 100 triệu USD trong vòng 5 năm để giúp các nước đang phát triển tiếp cận dễ dàng hơn khi sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, trong đó Washington cam kết đóng góp 50 triệu USD.

Thứ nữa là sự có mặt của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tại New York. Ông Ahmadinejad khẳng định, tại hội nghị NPT, Iran sẽ đưa ra những đề xuất "thực tế, công bằng và rõ ràng" nhằm đảm bảo an ninh thế giới. Song, đó vẫn chỉ là những lời nói. Đã diễn ra cuộc "đấu khẩu nảy lửa" giữa bà Hillary Clinton và ông Mahmoud Ahmadinejad. Nội dung của cuộc tranh luận vẫn là việc Mỹ cáo buộc Iran theo đuổi sản xuất vũ khí hạt nhân và Tehran bác bỏ những thông tin này

 

                                                                                     Theo CAND

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục