Thủ tướng Anh David Cameron hôm 19.10 tuyên bố ngân sách quốc phòng nước này sẽ bị cắt giảm 8% trong vòng 4 năm tới, đồng nghĩa với việc giảm quân số binh lính, thiết bị quân sự và hạn chế mua vũ khí mới.

Hình ảnh máy tính cho thấy siêu tàu sân bay của Anh không có chiến đấu cơ trên boong.
Hình ảnh máy tính cho thấy siêu tàu sân bay của Anh không có chiến đấu cơ trên boong.

Tuyên bố của Thủ tướng đưa ra một ngày trước khi chính phủ Anh công bố chi tiết kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mà theo đó khoảng 131 triệu USD sẽ bị cắt giảm cho tới năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề an ninh quốc gia vẫn là ưu tiên hàng đầu của Anh nên chi phí cắt giảm cho an ninh quốc phòng ít hơn so với các bộ ngành khác - Thủ tướng Cameron phát biểu tại Hạ viện.

Theo kế hoạch này, 25.000 nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng Anh sẽ phải tìm việc mới, trong khi đó số binh sỹ của lục quân sẽ giảm 7.000 người, lực lượng không quân và hải quân đều bị giảm 5.000 người.

Thủ tướng khẳng định chính phủ sẽ huỷ việc mua 9 máy bay do thám Nimrod. Xe tăng và một số loại pháo binh hạng nặng sẽ bị cắt giảm khoảng 40%. Chính phủ cũng sẽ hoãn xem xét dự án cải thiện khả năng răn đe hạt nhân cho tới năm 2016 để tiết kiệm hơn 1 tỉ USD.

Lực lượng hải quân buộc phải giảm bớt số lượng tàu khu trục và tàu chiến. Kế hoạch đưa vào sử dụng tàu sân bay HMS Ask Royal của Hải quân Hoàng gia Anh và các máy bay phản lực Harrier cũng sẽ bị trì hoãn. Toàn bộ binh lính Anh ở Đức sẽ được rút về trước năm 2020.

d
Anh hoãn mua mới máy bay phản lực Harrier.

Riêng đối với hai tàu sân bay mới đang được đóng, ông Cameron cho biết nếu huỷ hợp đồng ở giai đoạn này sẽ phải đền bù thiệt hại số tiền lớn hơn chi phí tiếp tục đóng mới. Do đó, hai tàu sân bay này sẽ được triển khai mà không có chiến đấu cơ. Dự kiến, chúng sẽ được sử dụng vào năm 2014 và 2016, sau đó tới năm 2018 mới tiếp tục được trang bị phản lực chiến đấu. Trong thời gian đó, Hải quân Anh sẽ phải sử dụng máy bay trực thăng trên siêu tàu sân bay trị giá khoảng 3.7 tỉ USD này.

Theo các chuyên gia phân tích quân sự, nếu kế hoạch cắt giảm trên được thực thi thì Anh sẽ không đủ lực để tham chiến trong những cuộc chiến tranh như ở Iraq và  Afghanistan. Tuy nhiên, Thủ tướng Cameron khẳng định Anh vẫn đóng vai trò là một trong số những quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới và cho biết lực lượng vũ trang Anh vẫn đứng ở vị trí thứ 4 thế giới sau khi cắt giảm.

Kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ Anh khiến dấy lên lo ngại từ phía bên kia Đại Tây Dương. Đích thân thủ tướng Cameron hôm 18.10 đã phải điện thoại cho Tổng thống Mỹ Obama để "trấn an" rằng Anh vẫn duy trì một lực lượng quân đội hùng mạnh.

 

                                                                                       Theo BLĐ

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục