Ngày 19-10, WikiLeaks, website làm chấn động thế giới sau khi tiết lộ hơn 70.000 tài liệu về cuộc chiến tại Afghanistan, dự kiến công bố thêm 500.000 tài liệu về cuộc chiến tranh tại Iraq. Theo tờ Telegraph của Anh, WikiLeaks hiện đang sở hữu một loạt các tài liệu được lấy từ “cơ sở dữ liệu các báo cáo về chiến thuật” tại Iraq.

 

Theo đó, liệt kê các hoạt động quan trọng (SIGACTS) liên quan đến các hoạt động quân sự; hoạt động của các cá nhân và lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu với những nhân vật quan trọng của các bộ lạc, đồng minh tại Iraq. Tuy nhiên, ngày 19-10, website của WikiLeaks, địa chỉ http://wikileaks.org, đã tạm dừng hoạt động với lý do bảo dưỡng định kỳ và các hãng truyền thông không nói gì về WikiLeaks. Trước đây, nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, đã từng cáo buộc Lầu Năm góc đang tìm cách phá hoại website của ông.

Website WikiLeaks ngày 19-10 xuất hiện dòng chữ: “Chúng tôi xin lỗi, WikiLeaks tạm thời dừng hoạt động do bảo dưỡng định kỳ...”.

Theo hãng tin AP ngày 18-10, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Dave Lapan, đã kêu gọi các cơ quan truyền thông không nên đăng tải các “thông tin bị đánh cắp” khi chúng được WikiLeaks tung lên mạng. Ông D.Lapan đã lên án WikiLeaks là tổ chức vô trách nhiệm khi có ý định công bố các tài liệu đã được phân loại mật và khuyến cáo WikiLeaks cần trao trả những tài liệu bị đánh cắp này cho Chính phủ Mỹ cũng như không công bố chúng. Với việc website WikiLeaks tạm thời dừng hoạt động, hiện chưa rõ về thời điểm WikiLeaks sẽ công bố những tài liệu về cuộc chiến Iraq.

Để đối phó với sự kiện này, Lầu Năm góc đã huy động 120 chuyên gia nghiên cứu tác hại có thể xảy ra một khi WikiLeaks tiết lộ khoảng 500.000 tài liệu về cuộc chiến Iraq. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là vụ tiết lộ các tài liệu mật về quân sự lớn nhất của Mỹ từ trước tới nay. Trước đó, hồi tháng 7, WikiLeaks đã công bố hơn 70.000 tài liệu về cuộc chiến ở Afghanistan khiến chính quyền Tổng thống Barack Obama hết sức lo ngại.

Washington từng cảnh báo việc tiết lộ thông tin bao gồm cả tên các nhân vật cụ thể không chỉ gây nguy hiểm về tính mạng cho binh lính Mỹ và đồng minh tại Afghanistan mà còn cho cả những người dân của nước này đang hợp tác với liên quân đối phó với lực lượng Taliban.

Đến nay, WikiLeaks vẫn giữ bí mật tuyệt đối về người cung cấp các tài liệu liên quan đến cuộc chiến tại Afghanistan, trong khi Mỹ đã nghi ngờ và bắt giữ binh nhì Bradley E.Manning. Trong một diễn biến liên quan, ông Julian Assange đã chính thức bị Thụy Điển bác đơn xin giấy phép cư trú và làm việc tại nước này. Theo AP, ông J.Assange, từng tìm cách thiết lập một cơ quan truyền thông ở Thụy Điển do nước này khá cởi mở về quyền tự do báo chí.

Trong khi đó, theo tờ New York Times của Mỹ, nhà chức trách Mỹ đang đẩy mạnh việc soạn thảo dự luật mới nhằm tăng cường và mở rộng một điều luật năm 1994, theo đó yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và Internet như Verizon, AT&T, Comcast… cho phép cơ quan an ninh Mỹ được nghe lén.

Theo các quan chức Mỹ, việc điều chỉnh điều luật trên là cần thiết bởi những năm gần đây, các công ty viễn thông đã nâng cấp hệ thống kỹ thuật và dịch vụ, tạo trở ngại lớn cho việc theo dõi tội phạm. Nhiều người dân Mỹ đã phản đối dự luật này do quan ngại quyền tự do cá nhân bị xâm phạm.

Trong khi đó, giới chuyên gia nhận định việc Chính phủ Mỹ đẩy mạnh các biện pháp nghe lén là một bước tiến trong chính sách kiểm soát thế giới thông qua kiểm soát mạng Internet của Mỹ với mục đích cuối cùng là thiết lập khả năng “mở-đóng” một hoặc nhiều phần mạng Internet theo ý muốn.

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục