Sáng 29.11, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã có bài phát biểu về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

d
Binh lính Hàn Quốc đi tuần trên đảo Yeonpyeong.
 

Ông Lee lên án mạnh mẽ vụ nã pháo của Bình Nhưỡng và cho biết: “Chỉ cách nơi những quả pháo rơi có vài mét là một trường học và giờ học đang diễn ra”. Ông nhận trách nhiệm vì đã không bảo vệ được người dân: “Tôi cảm thấy có trách nhiệm sâu sắc về việc không bảo vệ được mạng sống và tài sản cho nhân dân của tôi”.

Ông Lee đang bị chỉ trích vì đã phản ứng quá nhẹ nhàng trước hành động của Triều Tiên. Các đảng đối lập ở Hàn Quốc gọi đó là lỗ hổng trong phản ứng của chính phủ. Trước sức ép đó, Tổng thống Lee Myung-bak nói: “Nếu Triều Tiên còn tiếp tục khiêu khích Hàn Quốc, chúng ta sẽ đảm bảo rằng họ phải trả giá đắt”. Tuy nhiên ông không nói cụ thể Triều Tiên sẽ phải chịu hậu quả gì và Hàn Quốc sẽ làm gì để đáp trả cuộc tấn công tuần trước, ngoài việc hứa củng cố quân đội.

Tại Yeonpyeong, chính quyền địa phương đã tuyên bố đảo này là khu vực an ninh đặc biệt do quân đội kiểm soát, cho phép quân đội hạn chế sự đi lại của dân thường ra vào đảo nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho việc sơ tán khoảng 300 người dân, phóng viên và quan chức dân sự còn lại ở đây.

Bộ trưởng Quốc phòng vừa từ chức Kim Tae-young cũng đã phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc ngày 29.11 về tính sẵn sàng chiến đấu. Ông Kim cho biết, nếu Triều Tiên tấn công vào lãnh thổ của Hàn Quốc lần nữa, máy bay chiến đấu và tàu chiến của Hàn Quốc và Mỹ sẽ lập tức tấn công các mục tiêu Triều Tiên. Ông thừa nhận rằng Hàn Quốc đã không được chuẩn bị cho vụ tấn công tuần trước.

Trong khi đó, ngày 29.11, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc đã được hai nước triển khai. Một quan chức Hàn Quốc thuộc Bộ Chỉ huy hỗn hợp cho biết hôm 29.11, trong tập trận, máy bay F-18 Hornet từ trên tàu sân bay USS George Washington đã diễn tập tấn công bắn đạn thật. Máy bay chiến đấu của Hàn Quốc đã đánh bại máy bay giả định của kẻ thù xâm nhập lãnh thổ Hàn Quốc và tiếp tục diễn tập tấn công chính xác vào các mục tiêu giả định là trên đất Triều Tiên. Tên lửa đất đối không của Hàn Quốc cũng đánh chặn máy bay giả định của đối thủ. Khoảng 80 máy bay Mỹ tham gia tập trận. Không quân Mỹ sử dụng máy bay giám sát JSTARS để theo dõi các mục tiêu ven biển ở Triều Tiên.

Vài phút sau khi Tổng thống Hàn Quốc kết thúc bài phát biểu, Triều Tiên đã phát đi thông điệp mới đe dọa tấn công Hàn Quốc và Mỹ, gọi cuộc tập trận chung của hai nước này là “sự khiêu khích quân sự tồi tệ” và cảnh báo họ sẽ nhổ “hạt giống chiến tranh”. Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên viết: “Sẽ là tính toán sai lầm nếu Mỹ và Hàn Quốc làm chúng ta hoảng sợ và gây sức ép bằng cách triển khai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân”. Quan sát của Hàn Quốc cho thấy Triều Tiên đã bổ sung thêm máy bay cho các căn cứ không quân ở tỉnh Nam Hwanghae và Nam Pyeongan của họ, vũ khí đã được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục