Đông bắc Australia đang hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất 50 năm qua, với một vùng lớn hơn cả Đức và Pháp cộng lại chìm nghỉm giữa biển nước, buộc 200.000 dân phải đi sơ tán

 

 

 

Nước lụt đã dâng lên cao, nhấn chìm cả một vùng rộng lớn gồm 22 thị trấn ở đông bắc Australia vào ngày hôm nay, buộc 200.000 dân phải rời nhà cửa, và khiến một cảng xuất khẩu đường lớn phải đóng cửa.
 
 
 
Nước lụt cũng đã khiến các mỏ than ở bang Queensland và cảng xuất khẩu than lớn nhất của bang này phải ngừng hoạt động.
 
 
 
Trận lụt tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua ở đông bắc Australia là do hiện tượng thời tiết La Nina gây ra. La Nina đã làm lạnh các dòng biển ở đông Thái Bình Dương và gây ra mưa lớn kéo dài trong suốt hai tuần qua.
 
 
 
Trong khi đó, tại các bang miền nam gồm VictoriaNam Australia, nhiệt độ tăng cao cùng tình trạng khô hạn kéo dài đã gây ra nhiều vụ cháy rừng.
 
 
 

Giới chức trách đã cảnh báo về khả năng xảy ra các đám cháy “thảm khốc”, nếu thời tiết xấu thêm. Người đi nghỉ lễ năm mới cũng được yêu cầu sẵn sàng sơ tán.

 

Tại Queensland, giới chức trách đã cảnh báo về dịch bệnh do lụt lội gây ra, cùng với nguy cơ bị cá sấu, rắn tấn công trong các ngôi nhà bị ngập nước.
 
 
 
“Hiện 22 thị trấn, thành phố hoặc bị ngập nặng hoặc bị chia cắt, ảnh hưởng đến khoảng 200.000 người. Lụt lội nhấn chìm một vùng rộng lớn hơn cả Đức và Pháp cộng lại”.
 
 
 

Thủ tướng Australia Julia Gillard đã đi thị sát thành phố mía đường Bundaberg, thành phố đã đóng cửa cảng xuất khẩu đường của mình vào ngày hôm nay. Bà cũng tuyên bố hỗ trợ cho Queensland 1 triệu USD, nâng tổng số tiền hỗ trợ lũ lụt lên 6 triệu USD.

 

Việc đóng cửa cảng Bundaberg đã làm gián đoạn vận chuyển đường từ Australia, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.
 
 
 

Khắp Queensland, cảnh tượng phổ biến là biển nước mênh mông, lốm đốm những mái nhà gần như bị ngập ủm. Ở những khoảnh đất cao khô, gia súc, động vật chen chân. Đâu đó xuất hiện những chiếc thuyền nhỏ chở người và đồ cứu trợ.

 

 

                                                                                     Theo DanTri

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục