Cảnh sát bảo vệ an ninh tại Niu Oóc, sau khi Bin La-lađen bị tiêu diệt.

Cảnh sát bảo vệ an ninh tại Niu Oóc, sau khi Bin La-lađen bị tiêu diệt.

Việc Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh An Kê-đa Ô-xa-ma Bin La-đen hôm 1-5 vừa qua được dư luận thế giới quan tâm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của giới chuyên gia cho rằng sau cái chết của Bin La-đen, cuộc chiến chống khủng bố phải được tiếp tục, với nỗ lực chung của cả thế giới.

 

Giới truyền thông thế giới những ngày qua đưa hàng loạt tin tức liên quan cái chết của Bin La-đen. Ðề cập vấn đề này, Tân Hoa xã dẫn ý kiến của các chuyên gia Trung Quốc ở Ðại học Bắc Kinh nói rằng, việc Bin La-đen bị tiêu diệt về cơ bản không làm thay đổi bức tranh chống khủng bố của Mỹ trên thế giới. Có thể sự kiện này đã giáng một đòn mạnh vào các lực lượng An Kê-đa và Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan, nhưng đó không phải là 'liều thuốc chữa bách bệnh' có thể giúp đảo ngược tình hình diễn biến ngày càng nghiêm trọng ở chiến trường này. Bởi lẽ, chỉ việc tiêu diệt Bin La-đen chưa chắc giúp Mỹ kiểm soát một cách hiệu quả cuộc chiến chống khủng bố và nhanh chóng chấm dứt thế bế tắc hiện nay ở Áp-ga-ni-xtan. Ngược lại, cái chết của Bin La-đen có thể kích động những phần tử ủng hộ trùm khủng bố này có những phản ứng tiêu cực dẫn tới các cuộc tiến công mới nhằm vào các lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới.

Thực tế, ngay sau khi có thông tin Bin La-đen bị tiêu diệt, Tổng Thư ký NATO A.Ra-xmút-xen vội vàng tuyên bố tổ chức này tiếp tục sứ mệnh chống khủng bố tại Áp-ga-ni-xtan. Roi-tơ dẫn lời ông Ra-xmút-xen khẳng định, mục tiêu của 'sứ mệnh tại Áp-ga-ni-xtan' là bảo đảm quốc gia Nam Á này không còn là 'thiên đường an toàn' cho các phần tử khủng bố. Mỹ và NATO triển khai binh sĩ tại Áp-ga-ni-xtan từ sau vụ khủng bố tại Niu Oóc (Mỹ) ngày 11-9-2001. Một trong những nhiệm vụ của NATO tại chiến trường này là bắt sống hoặc tiêu diệt Bin La-đen, vì trùm khủng bố này được cho là ẩn náu tại vùng rừng núi hiểm trở ở Áp-ga-ni-xtan hoặc Pa-ki-xtan. Hiện còn khoảng 140 nghìn binh sĩ NATO ở Áp-ga-ni-xtan.

Ðài Tiếng nói nước Nga dẫn ý kiến của Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược Nga A.Cô-nô-va-lốp cảnh báo, mặc dù tên đầu sỏ An Kê-đa đã bị tiêu diệt, nhưng công cuộc chống khủng bố vẫn phải tiếp diễn. Theo ông Cô-nô-va-lốp, An Kê-đa và các tổ chức khủng bố khác không có một chỉ huy chung, hay một 'bộ tổng tham mưu' chung. Vì thế, Bin La-đen bị tiêu diệt không có nghĩa là cuộc chiến chống khủng bố đã giành thắng lợi. Chỉ nên coi đây là 'chiến thắng' trong một trận đánh lớn mà thôi.

Chia sẻ nhận định nói trên, báo Dân tộc của Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) cũng cho rằng, An Kê-đa sẽ không tan rã sau cái chết của thủ lĩnh và tổ chức này tiếp tục là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh. Báo này dẫn ý kiến của giới chuyên gia nhận định rằng, cái chết của Bin La-đen có thể khiến trung tâm chỉ huy của An Kê-đa được chuyển tới Y-ê-men, quê hương của trùm khủng bố này. Nhà trắng từng cảnh báo, các tổ chức nhánh của An Kê-đa trên Bán đảo A-rập, nằm dưới sự chỉ huy của A.An A-la-ki, giáo sĩ thánh chiến người Mỹ gốc Y-ê-men, hiện được xem là mối đe dọa khủng bố lớn nhất đối với an ninh quốc tế. Giới chuyên gia coi A-la-ki như 'nguyên mẫu' của một thế hệ chỉ huy mới, muốn sử dụng địa hình đồi núi hiểm trở ở Y-ê-men làm thành trì mới của An Kê-đa.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Abaad ở Y-ê-men N.Bu-cai-ri cho rằng, 'trung tâm khủng bố' tiếp theo có thể là Y-ê-men, bởi A-la-ki đã xuất hiện như là 'bộ mặt mới' của An Kê-đa, trong nhiều cuốn băng ghi hình được tổ chức này tung ra gần đây. Chuyên gia Y-ê-men về các vấn đề Hồi giáo, ông X.Ka-rim cảnh báo, cái chết của một thủ lĩnh có khả năng làm cho các nhóm khủng bố mạnh hơn; 'hệ tư tưởng' của An Kê-đa không mất đi cùng với cái chết của Bin La-đen, mà có thể tiếp tục được truyền tới hàng nghìn thành viên của tổ chức này...

Mỹ chính thức tiến hành cuộc chiến chống khủng bố quốc tế sau vụ khủng bố 11-9-2001 và dưới danh nghĩa 'chống khủng bố' đã đưa quân vào Áp-ga-ni-xtan, sau đó là I-rắc. Tuy nhiên, gần mười năm trôi qua, ngoài việc lật đổ các chế độ được cho là chống Mỹ tại các nước này, Oa-sinh-tơn chưa đạt được mục tiêu đập tan mạng lưới khủng bố. Trong khi đó, các chiến dịch không kích của Mỹ và đồng minh nhiều lần 'giết nhầm' dân thường ở Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan và gần đây nhất là ở Li-bi. Giới chuyên gia cảnh báo, có thể đây cũng sẽ là một số trong những yếu tố khiến cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn thời gian tới.

                                                                               Theo Nhan Dan

 

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục