Người biểu tình đổ ra khắp các đường phố thủ đô Tbilisi trong 3 ngày qua.

Người biểu tình đổ ra khắp các đường phố thủ đô Tbilisi trong 3 ngày qua.

Chính trường Georgia đang đứng trước những nguy cơ bất ổn mới sau khi phe đối lập lên kế hoạch cho một chiến dịch biểu tình quy mô đòi Tổng thống Mikhail Saakashvili phải từ chức; đồng thời tổ chức bầu cử Quốc hội và Tổng thống trước thời hạn.

Cuộc biểu tình với sự tham gia của hơn 100.000 người trong ba ngày qua chỉ là bước khởi đầu của làn sóng phản đối nhà cầm quyền nước này. Theo lãnh đạo đảng Phong trào dân chủ - đoàn kết Georgia, bà Nino Burjanadze, phe đối lập sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình cho đến khi đạt được mục đích và trước mắt sẽ là cuộc xuống đường vào ngày mai (25-5) với tên gọi: "Ngày thịnh nộ".

Kể từ khi lên nắm quyền (năm 2003), đây không phải lần đầu tiên Tổng thống M.Saakashvili đối mặt với sức ép phải từ chức. Cuối năm 2007, nhà lãnh đạo thân phương Tây này đã phải chấp nhận một cuộc bầu cử sớm nhưng đã may mắn tái đắc cử. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay hoàn toàn khác so với 4 năm trước. Trên thực tế, tình trạng căng thẳng trên chính trường Georgia đã được dự báo ngay từ khi người đứng đầu Tbilisi hiện nay liều lĩnh dấn thân vào cuộc chiến với Nga tại Nam Ossetia vào tháng 8-2008. Cuộc xung đột này đã để lại những tác hại vô cùng to lớn với quốc gia nằm ở phía Nam Caucasus khi hàng chục nghìn dân thường vô tội thiệt mạng, nhiều nhà cửa bị tàn phá và nền kinh tế quốc gia lâm vào cảnh kiệt quệ.

Giờ đây hơn bao giờ hết, Tổng thống M.Saakashvili được nhìn nhận là "thủ phạm" chính của tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" mà Georgia đang bị sa lầy. Quyết định mạo hiểm của "người hùng" Cách mạng hoa hồng đã khiến kế hoạch gia nhập hàng ngũ phương Tây trở thành "dự án treo" do các nước đồng minh châu Âu lo ngại động thái này sẽ đẩy cao hơn nữa nấc thang căng thẳng với Nga. Ngoài ra, cuộc chiến tại Nam Ossetia cũng tạo ra một cái cớ để vùng đất này và Abkhazia tuyên bố độc lập khỏi Georgia khiến bản đồ địa chính trị tại khu vực bị thay đổi hoàn toàn. Cộng thêm vào "bảng thành tích" là tình trạng thất nghiệp, tham nhũng và một nền kinh tế rệu rã trái ngược với những cam kết khi bước vào "ngôi cao" quyền lực của ông M.Saakashvili. Hiện tại, uy tín của vị tổng thống một thời được người dân đặt nhiều kỳ vọng đang lao dốc thảm hại.

Những gì đã làm với Georgia trong 9 năm cầm quyền khiến nhiều người không ngần ngại đặt một dấu chấm hỏi về khả năng của ông M.Saakashvili trong vai trò đứng đầu một nhà nước. Cũng vì lý do này, nhiều đồng minh từ thuở hàn vi của Tổng thống M.Saakashvili đã ra đi và coi ông như là một tay chơi vô trách nhiệm. Nhìn chung quốc gia có diện tích xấp xỉ 70.000km2 này đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc.

Trong bối cảnh cuộc phiêu lưu tới phương Tây chưa có thêm bước tiến nào thì phe đối lập tin rằng, việc Tổng thống M.Saakashvili từ chức sẽ tạo cơ hội để nước này khôi phục lại mối quan hệ thân thiện với láng giềng có ảnh hưởng lâu đời là Nga và thoát khỏi tình trạng chơi vơi giữa ngã ba đường như hiện nay. Đây cũng là quan điểm chung của nhiều người dân Georgia vốn đang khao khát sự thay đổi kể từ khi Cách mạng hoa hồng diễn ra cách đây ngót một thập niên mà "người hùng" M.Saakashvili lúc đó là một "nhân vật" chính. Rõ ràng, các cử tri của đất nước này không còn tin tưởng một nhà lãnh đạo sẵn sàng hy sinh sự thịnh vượng và an ninh của đất nước vì "đam mê" chiếc bánh vẽ từ phương Tây.

Theo đúng lộ trình, nhiệm kỳ của Tổng thống M.Saakashvili sẽ kéo dài đến năm 2013. Thế nhưng, tất cả đang cho thấy phe đối lập sẽ dựng lại kịch bản Cách mạng hoa hồng từng diễn ra cách đây 4 năm, đưa sự nghiệp chính trị của vị "thuyền trưởng" ưa mạo hiểm này đứng trước giông bão mới.

                                                                                      Theo HNM

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục