Cốt Đi-voa là nước sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới, với sản lượng hơn 1,5 triệu tấn/năm, cung cấp hơn một phần ba lượng ca-cao tiêu thụ toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này mang về nguồn ngoại tệ lớn cho Cốt Ði-voa, chiếm 40% tổng thu nhập từ xuất khẩu của quốc gia Tây Phi này.

 

Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn năm tháng ở Cốt Ði-voa đã khiến khoảng 30 nghìn người rời bỏ quê hương sang các nước láng giềng lánh nạn, buộc nông dân phải bỏ ruộng vườn. Hoạt động sản xuất ca-cao bị gián đoạn, nhất là kể từ tháng 1-2011, khi ông Oa-ta-ra, người được quốc tế công nhận giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống Cốt Ði-voa, ra lệnh cấm xuất khẩu ca-cao, gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp quan trọng của nước này. Lệnh cấm vận của châu Âu đối với quốc gia sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới đã đẩy giá ca-cao lên mức cao nhất kể từ năm 1979 trên thị trường Niu Oóc. Trong khi đó, ở thời điểm xảy ra khủng hoảng, hệ thống ngân hàng sụp đổ, những người mua không có tiền trả cho nông dân. Thêm vào đó, thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh đã tàn phá nhiều cánh đồng ca-cao ở Cốt Ði-voa. Dự báo, năm nay sản lượng ca-cao của nước này giảm mạnh, chỉ còn khoảng một triệu tấn. Mặc dù hai thập kỷ gần đây, diện tích canh tác của quốc gia sản xuất ca-cao lớn nhất thế giới này đã tăng gấp năm lần, nhưng sản lượng chỉ tăng gấp hai lần do thời tiết xấu, phương thức trồng trọt lạc hậu, thiếu trang thiết bị sản xuất, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này giảm mạnh.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang xem xét nối lại viện trợ cho Cốt Ði-voa với khoản cho vay ban đầu 130 triệu USD tháng 7 tới. Năm 2009, IMF đã phê chuẩn khoản cho vay giảm nghèo trị giá 565,7 triệu USD. Tuy nhiên, tranh chấp và xung đột xảy ra sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11-2010 ở Cốt Ði-voa, khiến nước này rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị với sự tranh giành quyền lực giữa hai tổng thống, IMF đã ngừng viện trợ. Tại Hội nghị G8 ở Ðô-vin (Pháp), Tổng thống Cốt Ði-voa A.Oa-ta-ra, người nhậm chức ngày 21-5 vừa qua, cho biết nước này cần khoảng 28 tỷ USD để tái thiết đất nước.

Chính phủ mới của Tổng thống Oa-ta-ra phải đối mặt hàng loạt thách thức, nhất là phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi gần sáu tháng xung đột. Cú sốc khủng hoảng hậu bầu cử từ cuối năm ngoái đã làm tê liệt nền kinh tế của đất nước sản xuất ca-cao hàng đầu thế giới. Khu vực kinh tế tư nhân đang chờ đợi các biện pháp của chính phủ để hỗ trợ họ khởi động lại guồng máy sản xuất, nhất là miễn giảm thuế và phí. Việc khôi phục niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng là nhiệm vụ thiết yếu của Chính phủ mới Cốt Ði-voa, nhằm kéo lại những hợp đồng với các công ty lớn vốn làm ăn phát đạt dưới thời cựu Tổng thống L.Gơ-ba-gbô.

 

                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục