Việc phát hiện kho báu khổng lồ ở miền nam Ấn Độ đã châm ngòi cho một tranh cãi trên toàn quốc về việc ai sẽ là người sở hữu số cổ vật, vàng bạc, trang sức và châu ngọc trị giá ít nhất 22 tỉ USD này.

Nhân viên an ninh Ấn Độ canh gác bên ngoài ngôi đền Padmanabhaswamy ở bang Kerala ngày 9-7 - Ảnh: AFP

>> Phát hiện 2 kho báu trị giá hàng tỉ USD

Kho báu gồm vô số tiền và tượng vàng, trang sức kim cương và các loại đá quý, đã được tìm thấy tuần trước trong sáu căn hầm thuộc ngôi đền Hindu cổ Sree Padmanabhaswamy tại bang Kerala thờ thần Vishnu có từ thế kỷ 8. Ngôi đền này từng thuộc sở hữu của hoàng gia vương triều Travancore.

“Chưa đến bốn tháng trước,  tôi cầu nguyện tại Padmanabhaswamy, ngôi đền hoàng gia của các vua đời Travancore. Rất ít người biết về nó, không có điều kỳ diệu gì từng xảy ra và nó cũng không phải là một điểm hành hương linh thiêng gì. Sau khi kho báu được phát hiện tuần rồi, Padmanabhaswamy đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Trong một đêm, ngôi đền khiêm tốn ở ngôi làng im ắng này bỗng trở thành thánh địa giàu có nhất thế giới” - anh Anand Mahadevan cho biết.

Kho báu khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải ngất ngây với vô số của cải vừa có giá trị vật chất vừa mang giá trị lịch sử, tôn giáo. Chưa có hình ảnh, con số cụ thể nào về các báu vật được công bố, song giới truyền thông Ấn Độ kháo nhau về những bức tượng bằng vàng đặc nặng vài ký mỗi bức, những cái túi đầy ắp kim cương, đá quý và những đồng tiền cổ sáng lấp lánh nhiều đến nỗi chỉ có thể đổ vào túi cân chứ không thể đếm nổi.

Một báo cáo còn khẳng định có 450 hũ vàng, 2.000 vương miện cẩn ruby và các loại đá quý, 400 ghế bằng vàng, bức tượng một vị thần đính 1.000 viên kim cương...

Giá trị ban đầu của số châu báu được ước tính hơn 22 tỉ USD, song các chuyên gia nhận định rất khó xác định giá trị thật của nó vào thời điểm này.

Thật ra từng có một báo cáo cho biết vào năm 1931 chính quyền sở tại đã tính cho mở cửa một số hầm chứa kho báu ở đền Padmanabhaswamy, nhưng các căn hầm gần như ngay lập tức được niêm phong lại và không có nhiều thông tin được công bố.

Hai năm sau, nhà văn Emily Gilchrist Hatch cũng viết sách hướng dẫn du lịch có đề cập kho báu hoàng gia này, song những câu chuyện nửa hư nửa thực về việc những kẻ săn kho báu bị rắn hổ mang canh giữ trong hầm tấn công khiến nó dường như chỉ là một câu chuyện cổ tích.

Ai có quyền quản lý kho báu?

Sau cơn choáng ngợp về “kho báu hoàng gia”, câu hỏi giờ đây được đặt ra là: nhà nước hay dòng tộc Travancore sẽ sở hữu kho báu này? Hay dòng tộc Tranvancore tiếp tục được giữ tại ngôi đền, trong lúc Cơ quan khảo cổ quốc gia đang xác định nguồn gốc và tình trạng của các báu vật, cũng như đề xuất cách bảo vệ chúng?

Kho báu trong đền Padmanabhaswamy được cho là số tài sản mà hoàng tộc Travancore đã che giấu để tránh sự dòm ngó của thực dân Anh. Ngôi đền không còn thuộc sở hữu của dòng tộc này sau khi vương quốc Travancore gia nhập nước Ấn Độ thống nhất vào năm 1947.

Dù vậy, người đứng đầu dòng họ Travancore cho biết không có ý định tranh giành kho báu và cho rằng nó nên “được sử dụng một cách khôn ngoan cho các mục đích xã hội và tôn giáo”, chẳng hạn xây trường học hoặc bệnh viện.

Tuy nhiên có nhiều người lại cho rằng kho báu nên được xem như tài sản của bang Kerala bởi nó thật ra là mồ hôi nước mắt của người dân địa phương bị cống nộp cho hoàng gia Travancore.

Trong khi đó, một số chuyên gia thuộc Tòa án cấp cao và luật sư Ấn Độ nhận định số tài sản trong kho báu hoàng gia thuộc về vị thần của ngôi đền và những người canh giữ đền cũng có quyền quyết định số phận số tài sản này. Luật pháp Ấn Độ thừa nhận các vị thần như “những người khôn ngoan”.

Ấn Độ là nước có nhiều điều luật liên quan đến phát hiện và quản lý kho báu, có điều những văn bản luật này lại không thống nhất. Luật về phát hiện kho báu năm 1878 quy định bất cứ kho báu nào trị giá trên 10 rupee phải được báo cáo lên chính phủ để truy tìm chủ nhân, có nghĩa dòng tộc Travancore hoàn toàn có quyền nhận số báu vật trên. Nhưng Luật về kho báu nghệ thuật và cổ vật 1972 trong hiến pháp Ấn Độ lại cho phép chính phủ nước này có trách nhiệm bảo quản số kho báu trên.

Tung tiền bảo vệ kho báu hoàng gia

Trong khi chờ đợi mọi chuyện ngã ngũ, chính quyền bang Kerala đã tức tốc chi hơn 225.000 USD và sẵn sàng chi thêm để tăng cường an ninh tại đền Padmanabhaswamy. Hơn 100 nhân viên cảnh sát tuần tra ngày đêm bên trong ngôi đền, trong khi hơn 50 lính vũ trang canh gác bên ngoài. “Chúng tôi cũng lập một phòng điều khiển riêng biệt để giám sát mọi động tịnh trong và quanh khu vực” - Jacob Punnoose, một lãnh đạo cảnh sát địa phương, nhấn mạnh.

“Kho báu là niềm tự hào của Kerala và chúng tôi cam kết bảo vệ nó” - thủ hiến bang, ông Oommen Chandy, khẳng định. Dù chính quyền Kerala tuyên bố không can thiệp vào kho báu khổng lồ tại Padmanabhaswamy, nhưng sẽ vẫn tích cực canh giữ ngôi đền cho đến khi Tòa án tối cao ra quyết định cuối cùng.

 

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục