Việc ra được "Thông cáo báo chí chung" hôm 12/10 và trước đó Trung-Nga ký một loạt thỏa thuận kinh tế trị giá hơn 7 tỷ USD nhân chuyến công du Trung Quốc của Thủ tướng Putin cho thấy, hai nước coi trọng hợp tác thương mại-kinh tế.

 

Hơn 7 tỷ USD kể trên được cụ thể hóa bằng 16 thỏa thuận kinh tế và thương mại, trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phát triển, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khai thác khoáng sản. Hai nước đang đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí, than, điện, phát triển nguồn năng lượng mới, hàng không, vũ trụ, giao thông vận tải, y dược, công nghệ cao...

Được biết cách đây 2 năm (2009-2011), Nga-Trung đã ký thoả thuận khung về việc Nga cung cấp gần 70 tỷ m3 khí đốt/năm cho Trung Quốc trong vòng 30 năm tới nhưng hiện chưa giải quyết ổn thỏa vấn đề giá cả nên song phương còn tiếp tục thảo luận trước khi ký thỏa thuận liên quan tới lĩnh vực năng lượng. Được biết, Nga đòi giá 300 USD-350 USD cho 1.000 m3 khí đốt, nhưng Trung Quốc chỉ trả giá 250 USD/1.000 m3 .

Thủ tướng Putin cũng thẳng thắn cho rằng, khi xuất hiện vấn đề cần giải quyết, Nga sẵn sàng cùng Trung Quốc tìm giải pháp cho lĩnh vực liên quan. Hai nước cũng ký thỏa thuận thiết lập quỹ đầu tư Nga-Trung trị giá 4 tỉ USD để hỗ trợ cho nhu cầu song phương trong lĩnh vực kinh tế.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Putin.

Được biết, năm 2010, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nga và song phương muốn nhân đôi kim ngạch mậu dịch từ 100 tỷ USD hiện nay lên 200 tỷ vào năm 2020. Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Putin đều cam kết tăng cường nỗ lực thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng dốc sức để phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trên cơ sở bình đẳng, tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau, cùng phồn thịnh, đời đời hữu nghị và vì sự thịnh vượng chung của hai dân tộc. Trung Quốc cũng cam kết thúc đẩy hợp tác thiết thực trên nhiều lĩnh vực, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược một cách toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển song phương, góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển chung của thế giới.

Ngoài lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng Putin và Thủ tướng Ôn Gia Bảo còn thảo luận những vấn đề quốc tế như cuộc can thiệp của NATO vào Libya, sử dụng quyền phủ quyết "vấn đề Syria"… Được biết, cuộc họp thường kỳ giữa thủ tướng hai nước được thiết lập từ năm 1996 và trở thành nền tảng quan trọng cho việc định hướng cũng như phối hợp các hoạt động hợp tác song phương.

Trước khi kết thúc chuyến công du Trung Quốc 2 ngày (từ 11 đến 12/10), Thủ tướng Putin đã có cuộc tiếp kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc


                                                        Theo CAND

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục