Lãnh đạo Hy Lạp đã đồng ý thành lập chính phủ liên minh với nhiệm vụ chính là đạt tới một thỏa thuận về kế hoạch cứu nguy mới của Liên minh châu Âu (EU). Thủ tướng George Papandreou đã đồng ý từ chức và thủ tướng mới sẽ được chọn trong hôm nay.

Thủ tướng Papandreou đã đồng ý từ chức.

Thoả thuận trên đạt được sau cuộc gặp giữa ông Papandreou thuộc phe Xã hội và thủ lĩnh đảng Tân Dân chủ đối lập, ông Antonis Samaras, ngày hôm qua, 6/11.

Hai bên thoả thuận rằng ông Papandreou sẽ từ chức và chính phủ liên minh mới thành lập sẽ cầm quyền cho đến khi tổ chức các cuộc bầu cử mới, có thể diễn ra sớm nhất là tháng 3/2012.

Hôm nay, 7/11, các bên sẽ nhóm họp lần nữa để bầu ra lãnh đạo chính phủ liên minh mới và người đó sẽ không phải là ông Papandreou.

Mục tiêu của chính phủ lâm thời là vận động để quốc hội và nội các Hy Lạp chấp nhận những điều khoản của kế hoạch cứu nguy mới của EU. Kế hoạch này đòi hỏi chính phủ Hy Lạp phải gia tăng mức thuế và cắt giảm nhiều hơn nữa tiền hưu bổng và lương bổng của công chức.

Căng thẳng trên chính trường Hy Lạp đã lên đến đỉnh điểm tuần qua, sau khi ông Papandreou thông báo quyết định đưa kế hoạch cứu nguy đã đạt được với EU ra trưng cầu dân ý cử tri Hy Lạp.

Đề nghị này gây kinh ngạc cho Hy Lạp và khiến EU “tá hoả”. Thủ tướng đã rút lại kế hoạch trưng cầu dân ý dưới áp lực của châu Âu cũng như của chính phủ của ông và quốc hội Hy Lạp.

Một số các lãnh đạo châu Âu cảnh báo Hy Lạp sẽ không được trợ giúp thêm nữa nếu không chịu thực thi nhhững biện pháp đã đề ra.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos từng nói Hy Lạp cần đến khoản giải ngân lần tới là 11 tỉ USD trong kế hoạch cứu nguy hiện hữu, muộn nhất là vào tháng 12, để tránh tình trạng vỡ nợ.

 

                                                                          Theo Dantri

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục