Triều Tiên sẽ sớm vận hành một lò phản ứng hạt nhân mới, do chính nước này vẽ kiểu và sản xuất - hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 10/11 đưa tin, một năm sau khi Triều Tiên hé lộ việc xây dựng cơ sở hạt nhân này.

  
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cơ sở hạt nhân Yongbyon của Bình Nhưỡng.

“Lò phản ứng nước nhẹ hoàn toàn dựa trên nguồn lực và kỹ thuật nội địa sắp được đưa vào vận hành tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”, KCNA viết trong một bài báo nhằm phản bác lại việc Mỹ và Hàn Quốc cho là nền kinh tế Triều Tiên đang rất tồi tệ.

Tuy nhiên, bài viết không cho biết thêm chi tiết liên quan đến lò phản ứng mới này cũng như tiết lộ thời điểm vận hành.

Ngày 12/11 năm ngoái, Bình Nhưỡng đã thông báo việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên đây cho một nhà nghiên cứu đồng thời là cựu viên chức Mỹ, ông Siegfried Hecker, khi ông đang thăm nước này.

Ông Hecker cho biết, Bình Nhưỡng nói với ông là lò phản ứng này đang trong giai đoạn đầu xây dựng và được xây dựng tại khu vực nhà máy hạt nhân Yongbyon, có công suất từ 25 đến 30 megawatt.

Khi đó, ông Hecker cho rằng mục tiêu của Triều Tiên đưa vào vận hành lò phản ứng này vào năm 2012 “xem ra quá lạc quan”.

Các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ thường được dùng vào mục đích dân sự, và các chuyên gia cho rằng khó thể sử dụng để trích ly plutoni nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.

Chương trình hạt nhân Triều Tiên đã gây ra nhiều căng thẳng trong những năm gần đây. Mỹ đang tìm cách nối lại tiến trình thương lượng 6 bên (gồm các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và hai nước Triều Tiên) về vấn đề này.

Vòng đàm phán này được bắt đầu từ năm 2003 nhưng đã bị bế tắc kể từ tháng 12/2008, và Bình Nhưỡng chính thức rút lui từ tháng 4/2009. Chỉ một tháng sau đó, Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần hai, sau vụ thử đầu tiên năm 2006.

 

                                                                        Theo Dantri

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục