Khoảng 17.000 người biểu tình đã tụ tập ở hai thành phố lớn tại Berlin và Frankfurt (Đức) để phản đối ảnh hưởng của các định chế tài chính toàn cầu đối với quá trình ra quyết định của các chính trị gia.

Người biểu tình mang biểu ngữ với dòng chữ: “Đập tan những ngân hàng lớn, phân phối lại của cải” ở Frankfurt ngày 12-11 - Ảnh: AP

Theo Đài truyền hình Đức Deutsch Welle, hơn 9.000 người đã tập hợp ở Frankfurt, thủ đô tài chính của khối euro gồm 17 thành viên. Họ tạo thành một hàng rào người xung quanh quận tài chính của thành phố và cắm trại bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Tại Berlin, 8.000 người đã xuống đường tuần hành từ nhà ga xe lửa trung tâm tới khu vực các tòa nhà chính quyền, tạo thành vòng tròn xung quanh trụ sở Quốc hội Đức, Bundestag, gần cổng chào Brandenburg nổi tiếng. Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ đòi hỏi “dân chủ đích thực” và những giải pháp “trừng trị các ngân hàng”.

“Những cuộc biểu tình cho thấy ngày càng có nhiều người không còn chịu đựng được việc các thị trường tài chính lèo lái các quyết định chính trị và những ngân hàng lớn đang tống tiền cả xã hội - DW dẫn lời người phát ngôn của Attac Max Bank - Các chính trị gia đã không thực hiện những gì mà người dân yêu cầu”.

Cuộc biểu tình được tổ chức và ủng hộ bởi các nhóm cánh tả cũng như những nhóm phản đối toàn cầu hóa như Attac và Compact.

Những cuộc biểu tình chống lại các thế lực tài chính đã trở nên phổ biến ở Đức kể từ cuộc huy động quần chúng lớn đầu tiên vào ngày 15-10, một phần lấy cảm hứng từ phong trào Chiếm lấy Phố Wall ở Mỹ, phản đối bất bình đẳng xã hội và kinh tế đình đốn.

 

                                                        Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục